Ngủ nhiều có tốt không? Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

19-01-2021, 5:40 pm 1096

Ngủ nhiều có tốt không là băn khoăn lớn của nhiều người khi được khuyến cáo phải biết chăm sóc giấc ngủ. Nếu không thì phải làm gì khi ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

 

Giấc ngủ rất quan trọng, bạn biết điều đó, đúng không? Bỏ qua giấc ngủ có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với tất cả các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tiêu biểu có thể kể đến bệnh tim mạch, béo phì hoặc tiểu đường.

Một đêm không ngon giấc hoặc mất ngủ có thể khiến chúng ta cảm thấy khá mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đặt chuỗi các buổi sáng đó lại với nhau và người khỏe nhất cũng rất dễ gục ngã với sự uể oải dai dẳng.

Vậy có phải cứ ngủ nhiều là tốt không? Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng giấc ngủ là thời gian để cơ thể tự sửa chữa và phục hồi nhưng lại không cho rằng ngủ nhiều là một ý tưởng hay.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc dành quá nhiều thời gian cùng chăn ga gối đệm cũng tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe. Ngoài ra, bản thân việc ngủ nhiều đôi khi cũng là một triệu chứng của các bệnh lý khác.

 

Bạn có đang ngủ quá nhiều?

Ngủ nhiều là khi tổng số lượng giờ mà bạn ngủ đang vượt quá tiêu chuẩn vàng được khuyến khích. Trên thực tế, nhu cầu về giấc ngủ khác nhau ở mỗi người. Dẫu vậy, nhìn chung, các chuyên gia khuyên rằng người lớn khỏe mạnh nên ngủ trung bình từ 7 - 9 giờ mỗi đêm.

Một số người nói rằng gần bảy giờ ngủ có thể còn tốt hơn. Chẳng hạn như Giáo sư Shawn Youngstedt của Đại học bạn Arizona đã chia sẻ rằng người chỉ ngủ khoảng 7 giờ có tỉ lệ tử vong và bệnh tật thấp nhất. Các nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa 7 giờ nghỉ ngơi và những người có tuổi thọ cao hoặc sức khỏe não bộ tốt.

Tóm lại, nếu ngủ ít hơn 7 giờ bạn được coi là thiếu ngủ. Có lẽ bạn sẽ thấy cơ thể cần được nghỉ ngơi hơn sau khi tỉnh giấc. Ngược lại, việc ngủ đến tận trưa với hơn 10 giờ mỗi đêm sẽ xếp bạn vào nhóm những người ngủ nhiều đến quá nhiều.

 

Ngủ nhiều có tốt không?

Nếu thỉnh thoảng bạn ngủ nhiều hơn một chút vào cuối tuần, có lẽ không có gì to tát. Tuy nhiên, nếu nhịp sống hàng ngày luôn tiếp diễn với hơn 9 giờ ngủ, hãy xem xét kỹ hơn.

Michele - lãnh đạo của một trung tâm rối loạn giấc ngủ đã chia sẻ rằng: “Nếu ai đó ngủ quá nhiều, hơn 9 giờ mỗi đêm, nên đánh giá chất lượng giấc ngủ của họ. Thông thường chất lượng giấc ngủ của bạn kém, có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn trên giường. Cơ thể cần những giấc ngủ sâu để phục hồi và nếu điều đó không xảy ra trong 8 giờ được khuyến nghị, theo bản năng, cơ thể sẽ cố gắng kéo dài thời gian ngủ để đạt mức cần thiết”.

Ngoài ra, cô cũng nói thêm rằng cần phải xem xét đến nguyên nhân có thể gây ra chất lượng giấc ngủ kém như vậy. Nó có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường (bao gồm ánh sáng, tiếng ồn, ga gối không được thoải mái), thuốc men, các bệnh lý đi kèm hoặc chứng rối loạn giấc ngủ.

Nhắc đến tác hại của việc ngủ nhiều, hầu hết các nhà nghiên cứu gần đây có xu hướng xem xét mối quan hệ của nó với tỷ lệ tử vong và các loại bệnh tật khác, tiêu biểu như trầm cảm. 

  Suy giảm chức năng não

Giấc ngủ luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng với não. Trên thực tế, não sẽ cân bằng dẫn truyền thần kinh và xử lý kí ức khi nghỉ ngơi. Ở cả hai cực mất ngủ và ngủ quá giấc đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần.

Nhức đầu

Đối với một số người dễ bị đau đầu, ngủ lâu hơn mức bình thường có thể là nguyên nhân chính. Các nhà nghiên cứu đều tin rằng điều này là do ảnh hưởng của của việc ngủ nhiều với một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm cả serotonin.

Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày và gián đoạn giấc ngủ buổi đêm cũng có thể thấy mình bị đau nhức hơn vào sáng hôm sau.

Khả năng nhận thức kém

Sử dụng dữ liệu từ nền tảng rèn luyện trí não Lumosity, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu suất nhận thức trên ba trò chơi khác nhau đều đạt đỉnh điểm khi mọi người ngủ khoảng 7 giờ và xấu đi khi nghỉ ngơi ít hoặc nhiều hơn.  

Việc không thể tập trung khi hoạt động như vậy có thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự vượt quá số lượng giờ ngủ quy định. Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Geriatrics Society, ngủ quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến não bạn già đi tới 2 tuổi và gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày.

Nguy cơ trầm cảm

Mặc dù mất ngủ thường liên quan đến trầm cảm hơn ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, khoảng 15% những người bị trầm cảm hiện nay có xu hướng ngủ hơn 10 giờ. Vì thế, ngủ quá giấc cũng vẫn được coi là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm hoặc làm nó trở nên trầm trọng hơn.

Dẫu vậy, điều quan trọng cần lưu ý là cảm giác buồn bã có thể chỉ là tạm thời. Điều đó có nghĩa rằng không phải ai ngủ quá nhiều và cảm thấy buồn ngủ liên tục đều bị trầm cảm về mặt lâm sàng.

  Tim mạch và đột quỵ

Tình trạng bệnh mãn tính trong cơ thể từ tiểu đường đến tim mạch và Alzheimer đều có nguy cơ gia tăng hoặc nguy hiểm hơn bởi nhiều yếu tố. Một số thói quen trong lối sống như hút thuốc, béo phì và nhiễm trùng kéo dài có thể góp phần làm bệnh nặng hơn. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều cũng đóng một vai trò ảnh hưởng nào đó trong đấy.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ngủ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của một người. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong số một ở Hoa Kỳ. Nguy cơ này có xu hướng tăng cao ở phụ nữ vì họ ngủ nhiều hơn nam giới.

Một nghiên cứu gần đây từ các học giả thuộc Đại học Cambridge đã xem xét dữ liệu của khoảng 9700 người châu Âu suốt 1 năm. Những người ngủ trên 8 giờ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 46% - gấp 4 lần so với những người ngủ đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ.

Kết quả này cho thấy rằng thường xuyên ngủ dài hơn có thể là một triệu chứng quan trọng hoặc dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

  Tăng đau nhức

Việc nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị đau có vẻ là một điều hợp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong một số trường hợp, ngủ quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu này.

Đau lưng có thể trở nên kinh khủng hơn nếu bạn hoạt động ít và dành quá nhiều thời gian trên giường ngủ. 

Ngủ ở tư thế không thuận tiện hoặc sử dụng đệm bông ép, nệm lò xo không phù hợp, thiếu khả năng nâng đỡ đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức. Kết hợp với thời gian nằm dài, chứng đau nhức sẽ thực sự tồi tệ. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi khuyên những người bị đau nhức nên đầu tư vào một chiếc nệm tốt nhất để luôn thấy dễ chịu ngay từ cái ngả lưng; ví dụ như dòng đệm cao cấp Sông Hồng Back Essential này chẳng hạn. 

 

[Products:957,32,31]

 

  Suy giảm khả năng sinh sản

Một nghiên cứu về những phụ nữ Hàn Quốc đang trải qua liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy những người ngủ theo khuyến nghị của bác sĩ, nghĩa là từ 7-8 giờ có cơ hội thụ thai cao nhất.

Tỉ lệ này là 53%, vượt trội hơn so với người ngủ 6 giờ hoặc ít hơn (46%) và những người ngủ đến 10-11 giờ (43%).

Về nguyên nhân, các tác giả nghiên cứu cho rằng giấc ngủ ngoài giới hạn về số giờ có thể ảnh hưởng đến hormone và chu kỳ sinh học, làm giảm khả năng sinh sản.

  Khả năng dung nạp glucose thấp

Dung nạp glucose đề cập đến khả năng xử lý đường của cơ thể. Sự rối loạn của quá trình này có liên quan trực tiếp đến vấn đề kháng insulin và là một yếu tố nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiểu đường loại 2 hay tim mạch.

Một du học sinh Canada đã xem xét lối sống của 276 người trong vòng 6 năm và thấy rằng những người có thời lượng ngủ dài sẽ có xu hướng rối loạn dung nạp glucose và mắc bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian ngắn hơn so với người bình thường.

  Nguy cơ tăng cân

Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa tăng cân và giấc ngủ. Những người ngủ ngắn và nhiều hơn mức bình thường đều có nguy cơ tăng cân đáng kể. Tỉ lệ mắc chứng béo phì ở các đối tượng ngủ trên 9 giờ cao hơn tới 21% so với người bình thường. 

Một giả thuyết khác thì cho rằng ngủ quá nhiều dẫn đến việc tập thể dục bị giảm bớt. Những người ngủ lâu hơn chắc chắn có ít thời gian hơn để cơ thể hoạt động. Kéo theo đó, ít lượng calo bị đốt cháy hơn.

 

Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

Có một số lý do tại sao một người có thể ngủ quá nhiều mà vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi:

  Mất ngủ, ngủ kém, ngủ rũ

Bạn có thể lựa chọn không ngủ vì công việc hoặc sử dụng cà phê gần giờ ngủ. Dù thế nào thì chúng cũng khiến bạn trở nên căng thẳng và mất ngủ vào ban đêm nhiều hơn. Kéo theo đó là tình trạng uể oải, buồn ngủ kéo dài trong cả ngày tiếp theo. Tình trạng này thậm chí không thể phục hồi được bằng việc ngủ đủ 8 tiếng tối hôm đó. Và như bản năng, cơ thể sẽ cần nhiều giờ ngủ hơn để tái tạo năng lượng.

Còn ngủ rũ là một chứng rối loạn giấc ngủ thần kinh mà não không thể kiểm soát được chu kỳ ngủ - thức. Những người bị chứng ngủ rũ thường có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày, kể cả trong những hoạt động bình thường như lái xe và làm việc. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bạn luôn trong trạng thái ngủ nhiều.

  Khó thở khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ này khiến mọi người có xu hướng ngừng thở trong thời gian ngắn. Nó cũng có thể làm tăng nhu cầu ngủ vì chu kỳ tự nhiên đã bị gián đoạn.

  Phiền muộn

Trầm cảm là một trong những lý do phổ biến được chứng minh gần đây khiến chúng ta có thể ngủ quá nhiều.

Chứng bệnh này khiến người mắc luôn mệt mỏi và không có năng lượng. Vì thế, những người trầm cảm có xu hướng mệt mỏi cũng như ngủ nhiều hơn.

  Thuốc và rượu

Nhiều loại thuốc điều trị có thể khiến một người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Do đó, họ sẽ muốn ngủ nhiều hơn và đôi khi, được coi là quá mức

Uống rượu, bất kể bao nhiêu, đều có thể thúc đẩy rối loạn giấc ngủ. Điều này bao gồm cả chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy. Ngoài ra, rượu cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra các kiểu buồn ngủ ban ngày.

 

Nhìn chung, hầu hết các nguyên nhân của việc ngủ quá nhiều là tạm thời. Điều đó có nghĩa là chúng có thể được giải quyết bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên hơn…

Trong trường hợp không thể, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn!

 

Cách đối phó với vấn đề ngủ nhiều

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về cách ngủ và nhu cầu của mình, bao gồm cả mức độ mệt mỏi hay thời lượng ngủ tăng lên, hãy dừng lại xem xét vấn đề. Có thể lối sống của bạn đang chệch hướng. Hoặc không, bạn cần chia sẻ với bác sĩ. Trên thực tế, chứng ngủ nhiều cũng thường liên quan đến một tình trạng sức khỏe khác. 

Nhưng trước hết, hãy thử những giải pháp sau:

  Thiết lập môi trường nghỉ lý tưởng 

Bạn cần một giấc ngủ chất lượng hơn là việc ngủ quá nhiều thời gian mà chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trong trường hợp này, bên cạnh tâm trạng thì môi trường ngủ cũng ảnh hưởng khá nhiều. 

Đầu tiên, hãy chuẩn bị một bộ chăn ga gối thoải mái, êm ái và không kích ứng, thích hợp với thời tiết. Chăn ga gối Sông Hồng cao cấp có thể sử dụng trong suốt cả 4 mùa, chất vải cotton tự nhiên lại còn được kháng khuẩn bằng phân tử ion bạc nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến chúng.

Ngoài ra, nệm tốt và gối lý tưởng cũng là món đồ không nên thiếu. Các dòng gối ngủ nhanh Nhật Bản được phát triển dựa trên các nghiên cứu của bác sĩ đều là sản phẩm đáng để thử.

 

[Products:18,983,961]

 

  Hạn chế bia rượu

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và cách ngủ của bạn, hãy hạn chế việc sử dụng rượu bia. Uống quá nhiều, quá thường xuyên và quá gần giờ ngủ đều có thể làm gián đoạn nhịp sinh học - thức và ngủ. Nó là nguyên nhân làm suy giảm giấc ngủ chất lượng cao, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn.

  Tránh trở nên thiếu ngủ

Trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên tích lũy các khoản nợ ngủ. Cơ thể chúng ta sẽ tìm kiếm giấc ngủ mà chúng cần. Chính vì thế ngủ ít ngày hôm trước có thể sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thường xuyên buồn ngủ để bù đắp.

Những giấc ngủ bất thường này không có lợi cho sức khỏe, cơ thể hoặc tâm trí của bạn.

 

Trong một thế giới mà rất nhiều người đang phải vật lộn để ngủ đủ giấc thì vấn đề ngủ quá thời gian khuyến nghị dường như là xa xỉ. Tuy nhiên, giống như thiếu ngủ, ngủ quá nhiều cũng có thể liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe tiêu cực và là dấu hiệu phổ biến của rối loạn giấc ngủ.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không thể tự giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong trường hợp nào, bạn cũng cần có một môi trường ngủ với chăn ga gối đệm hoàn hảo. Nếu đang tìm kiếm các giải pháp dễ chịu hơn với chăn ga gối hoặc phụ kiện giường ngủ, hãy liên lạc với chúng tôi - songhonghanoi.vn - trực thuộc Đệm Xanh.

Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 - 0981 212 212 - 1800 6250 (Miễn phí).

Thu Trang

 

Đánh giá0 đánh giá về Ngủ nhiều có tốt không? Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Hướng dẫn ngủ chung cho các cặp vợ chồng
Hướng dẫn ngủ chung cho các cặp vợ chồng
19-08-2023, 2:35 pm     74
Nhiều cặp vợ chồng thấy ngủ chung là điều tốt đẹp, trong khi số khác lại thấy kém hơn. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp giúp cả 2 ngủ ngon hơn.
Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tim mạch?
Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tim mạch?
03-08-2023, 11:04 am     87
Ngủ không đủ giấc hoặc bị gián đoạn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, và nhất là các bệnh tim mạch.
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
19-07-2023, 3:12 pm     126
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
[P2] Ngã ngửa với 60+ thói quen ngủ của người thành công
[P2] Ngã ngửa với 60+ thói quen ngủ của người thành công
17-12-2020, 11:49 am     1318
Thói quen ngủ của người thành công được quyết định bởi yếu tố cá nhân. Có người đặc biệt coi trọng nhưng số khác lại có xu hướng đặt nó thấp hơn công việc.
[P1] Ngã ngửa với 60+ thói quen ngủ của người thành công 
[P1] Ngã ngửa với 60+ thói quen ngủ của người thành công 
07-12-2020, 5:13 pm     1851
Thói quen ngủ của người thành công không tuân theo một nguyên tắc nào. Hầu hết họ có xu hướng phá vỡ mọi khuyến cáo về số lượng giờ và lịch trình ngủ.
Ngủ khỏa thân tốt cho sức khỏe - ĐÚNG HAY SAI?
Ngủ khỏa thân tốt cho sức khỏe - ĐÚNG HAY SAI?
31-10-2020, 5:20 pm     2460
Ngủ khỏa thân đang là xu hướng mới, cứ 3 người sẽ có 1 người thích việc ngủ không có quần áo. Tại sao lại thế? Chúng có thực sự tốt hay chỉ là trào lưu?
messenger