Buồn ngủ ban ngày quá mức là gì? Buồn ngủ so với mệt mỏi ban ngày

07-04-2022, 11:21 am 523

Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày quá mức, cũng như triệu chứng, nguyên nhân cả 2. 

Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Mỹ cho thấy cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người mô tả giấc ngủ đêm hôm trước là tốt hoặc kém.

Ngủ không ngon hoặc thiếu ngủ khiến bạn cảm thấy uể oải và khổ sở cả ngày dài. Vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn với người buồn ngủ ban ngày quá mức.

Nếu bị buồn ngủ quá mức hoặc mệt mỏi vào ban ngày, thiếu năng lượng khi làm việc, học tập, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày quá mức, cũng như triệu chứng, nguyên nhân cả 2. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chia sẻ các mẹo ngủ ngon hơn, khi nào nên đến gặp chuyên gia giấc ngủ.

Mệt mỏi ban ngày là gì?

Theo Mayo Clinic, mệt mỏi là cảm giác kiệt sức liên tục làm giảm sự tập trung, động lực và năng lượng của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến cả cơ thể và tình cảm của bạn.

Như bài báo cáo của Phòng khám Cleveland, mệt mỏi khác với cảm giác buồn ngủ. Trong đó, cảm giác buồn ngủ là ngắn hạn và cải thiện được bằng cách ngủ nhiều, nhưng mệt mỏi có thể kéo dài làm bạn cảm thấy kiệt sức, gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

buồn ngủ ban ngày quá mức

  Các triệu chứng mệt mỏi vào ban ngày

Theo Medical News Today, dưới đây là một số triệu chứng mệt mỏi thường gặp. Lưu ý rằng đó chỉ là số ít và không đầy đủ. Hãy nói chuyện với chuyên gia y tế để biết thêm thông tin.

  • Thiếu năng lượng trong ngày
  • Thiếu động lực
  • Đau cơ bắp
  • Khó tập trung
  • Đầy hơi và đau bụng
  • Nhức đầu
  • Cáu kỉnh
  • Tầm nhìn mờ

  Nguyên nhân gây mệt mỏi ban ngày

Có nhiều nguyên nhân gây mệt mỏi. Các yếu tố về lối sống như ít tập thể dục, ngủ ít hoặc không ngủ có thể là thủ phạm. Một số loại thuốc cũng gây mệt mỏi vào ban ngày. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây mệt mỏi ban ngày (lưu ý, đây không phải là danh sách đầy đủ).

  • Sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Ít vận động hoặc tập thể dục quá nhiều
  • Ăn uống không lành mạnh
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần
  • Các vấn đề nội tiết và trao đổi chất
  • Thuốc men
  • Tình trạng tim và phổi
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Đau mãn tính
  • Béo phì
  • Căng thẳng
  • Bệnh tiểu đường
  • COVID-19
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Mất ngủ

Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính, là tình trạng mệt mỏi dồn dập, kéo dài và không cải thiện khi nghỉ ngơi. Nó có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính nhưng bạn có thể nhờ vào sự trợ giúp của bác sĩ.

Làm thế nào để không mệt mỏi ban ngày?

Có một số điều giúp giảm bớt chứng mệt mỏi ban ngày.

  • Ăn uống lành mạnh hơn. Sử dụng ít đồ ăn vặt, nhiều trái cây tươi, rau quả và thực phẩm ít đường giúp tăng mức năng lượng. Nếu bạn đói vào tối muộn, hãy chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh vào đêm khuya.
  • Tập thể dục thường xuyên. Việc vận động đều đặn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi vào ban ngày.
  • Thực hành chánh niệm. Một nghiên cứu cho thấy rèn luyện chánh niệm giúp bệnh nhân đa xơ cứng giảm cảm giác trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi.
  • Ngủ ngon hơn. Hãy cố gắng cải thiện vệ sinh giấc ngủ bằng cách ngủ đủ 8 tiếng, tránh sử dụng đồ điện tử, uống đồ cồn và caffeine 4 tiếng trước khi ngủ.

Mệt mỏi ban ngày so với buồn ngủ ban ngày quá mức

Nhiều người có mức năng lượng thấp tự hỏi liệu họ đang trải qua tình trạng mệt mỏi hay buồn quá ban ngày quá mức. Vậy buồn ngủ quá mức vào ban ngày là gì và sự khác biệt là gì?

Mayo Clinic giải thích rằng buồn ngủ ban ngày quá mức EDS có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Những người mắc chứng EDS cảm thấy khó tỉnh táo, buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Họ thường buồn ngủ, thậm chí ngủ gật vào những thời điểm không thích hợp. Cơn buồn ngủ có thể mạnh hơn khi ngồi xuống hoặc làm công việc lặp đi lặp lại.

EDS là một trong những triệu chứng mất ngủ, tình trạng khiến người bị cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày ngay cả khi ngủ đủ giấc.

Mặt khác, mệt mỏi còn liên quan đến việc thiếu năng lượng, đôi khi cảm thấy không thể ngủ dù rất mệt mỏi. Nó có thể là vấn đề thể chất, tinh thần hoặc cả 2.

Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi cùng một lúc.

EDS ảnh hưởng đến 10-20% số người và cần được chú ý. Nó làm tăng nguy cơ té ngã, tai nạn trên đường, nơi làm việc và các vấn đề tâm trạng, các mối quan hệ cũng như giảm năng suất, hiệu suất. Lái xe khi buồn ngủ ước tính gây ra 91.000 vụ tai nạn hàng tại Mỹ năm 2017, do đó buồn ngủ liên tục có thể là mối lo ngại lớn về độ an toàn.

mệt mỏi ban ngày

  Các triệu chứng buồn ngủ ban ngày quá mức

Dưới đây là các triệu chứng có thể xảy ra khi buồn ngủ ban ngày quá mức theo Sleep Foundation và Mayo Clinic:

  • Khó tỉnh táo hoặc tập trung
  • Các vấn đề về ghi nhớ
  • Hành động cáu kỉnh
  • Khó tập trung
  • Thời gian phản ứng chậm
  • Ngủ quên
  • Buồn ngủ bất chợt (vào giấc mà không cảm thấy buồn ngủ)
  • Đang ngủ nhưng không cảm thấy sảng khoái
  • Ngủ nhiều giấc trong 1 ngày
  • Khó thức dậy

  Nguyên nhân gây buồn ngủ ban ngày quá mức

Tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức thường do thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém. Điều này có thể do:

  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ hoặc mất ngủ vô căn
  • Thiếu ngủ
  • Làm việc trong thời gian dài
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Đau mãn tính
  • Béo phì
  • Các tình trạng sức khỏe khác như tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson, ung thư, suy giáp
  • Rượu
  • Thuốc men

Làm thế nào để chống lại cơn buồn ngủ ban ngày quá mức?

EDS cản trở công việc, trường học và cuộc sống gia đình. Nếu thiếu ngủ gây ra EDS, bạn có thể ghi nhớ các mẹo giấc ngủ sau đây để cố gắng cải thiện thời gian nghỉ ngơi hàng đêm:

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm
  • Đặt điện thoại xa giường
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh rượu và caffein trước khi đi ngủ
  • Cố gắng không ngủ trưa vào buổi chiều
  • Đừng làm việc khuya

Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và những mẹo trên không có tác dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Buồn ngủ hoặc mệt mỏi có thể yêu cầu bác sĩ thăm khám. Bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi nó là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý.

Tùy vào tình trạng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp vệ sinh giấc ngủ tốt hơn, kê đơn thuốc hoặc giúp bạn xác định nguyên nhân cơ bản.

Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến một số chuyên gia giấc ngủ để chẩn đoán tình trạng và đưa ra kế hoạch điều trị. Nếu tình trạng buồn ngủ hoặc mệt mỏi của bạn do rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, điều đặc biệt quan trọng là bạn phải làm việc với các chuyên gia để được điều trị thích hợp.

buồn ngủ ban ngày quá mức

Làm cách để ngủ ngon hơn?

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Nếu đang tìm cách để ngủ ngon, bạn có thể thử các phương pháp bổ sung dưới đây để ngủ nhanh và sâu hơn.

  • Tạo thói quen ngủ nhất quán. Cho dù tắm nước ấm hay nghe nhạc trước khi ngủ, bạn nên tuân thủ thói quen thư giãn 30-60 phút để thư giãn cơ thể.
  • Đặt nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ ngủ lý tưởng cho người lớn từ 15-19 độ C.
  • Nghe tiếng ồn trắng hoặc hồng. Một số người nhận thấy các âm thanh nhẹ nhàng như tiếng TV, mưa, thác nước rất hữu ích cho người đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.
  • Dùng mặt nạ ngủ. Nếu có đèn đường chiếu sáng ngoài cửa sổ hoặc người nằm cạnh thích bật đèn đọc sách, bạn có thể thử chặn ánh sáng bằng mặt nạ ngủ.
  • Thiền quét cơ thể. Với kỹ thuật thư giãn này, bạn tập trung tinh thần vào từng phần cơ thể đến khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Để được tư vấn và đặt chăn ga gối đệm Sông Hồng, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng Songhonghanoi.vn gần nhất.

Theo casper.com - Dịch Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Buồn ngủ ban ngày quá mức là gì? Buồn ngủ so với mệt mỏi ban ngày

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Hướng dẫn ngủ chung cho các cặp vợ chồng
Hướng dẫn ngủ chung cho các cặp vợ chồng
19-08-2023, 2:35 pm     81
Nhiều cặp vợ chồng thấy ngủ chung là điều tốt đẹp, trong khi số khác lại thấy kém hơn. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp giúp cả 2 ngủ ngon hơn.
Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tim mạch?
Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tim mạch?
03-08-2023, 11:04 am     96
Ngủ không đủ giấc hoặc bị gián đoạn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, và nhất là các bệnh tim mạch.
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
19-07-2023, 3:12 pm     137
Mẹo và lợi ích của thói quen thư giãn trước khi ngủ
Bí quyết giúp người mang thai có giấc ngủ ngon
Bí quyết giúp người mang thai có giấc ngủ ngon
07-07-2021, 11:27 am     982
Hầu hết những người sắp làm cha mẹ thường xuyên được nhắc nhở về giấc ngủ thực sự quý giá ra sao. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đề cập đến những thách thức lớn nhất về giấc ngủ phụ nữ mang thai cần đối mặt và cách giải quyết.
Những món ăn nhẹ trước khi ngủ tốt và xấu
Những món ăn nhẹ trước khi ngủ tốt và xấu
30-06-2021, 10:32 am     1263
Nếu cơn đói xuất hiện vào cuối ngày, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những loại thực phẩm cần tiếp cận và loại nên tránh nếu bạn muốn chìm vào giấc ngủ.
Nằm ngửa có tốt không? Làm cách nào để chuyển sang nằm ngửa?
Nằm ngửa có tốt không? Làm cách nào để chuyển sang nằm ngửa?
24-06-2021, 11:12 am     1272
Nếu bạn nằm trong số 10% dân số thế giới hiếm hoi thích nằm ngửa, bạn sẽ rất hào hứng khi tìm hiểu về những lợi ích sức khỏe nhận được. Cùng tìm hiểu chi tiết về tư thế nằm ngửa dưới đây.
messenger