Giấc ngủ đều đặn rất quan trọng với sinh viên đối với vấn đề cảm xúc, hành vi và học tập. Thật không may, khá nhiều sinh viên không ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Không có gì bí mật khi sinh viên và học sinh phải đối mặt với áp lực to lớn để hoàn thành chương trình học. Đối với thanh thiếu niên, điểm tốt quyết định trường đại học mà bạn được nhận vào. Đối với sinh viên, thành công trong học tập có thể ảnh hưởng đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của bạn, nhưng giấc ngủ có đóng vai trò nào không? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem những sinh viên ngủ ngon hơn có nhiều khả năng thành công hơn hay không.
Chúng ta cũng xem xét các kiểu ngủ hiện tại của sinh viên, cách cải thiện việc nghỉ ngơi và tại sao việc phát triển các thói quen ngủ tốt ngay từ bây giờ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của các em sau này.
Theo American Academy of Sleep Medicine, thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-10 giờ mỗi đêm. Để phát triển hướng dẫn này, AASM đã thành lập một nhóm gồm 13 chuyên gia xem xét hơn 800 bài báo nghiên cứu khoa học để đi đến thống nhất về thời lượng ngủ tối ưu.
Nhóm sinh viên |
Thời lượng ngủ khuyến nghị |
Giấc ngủ trung bình giữa các nhóm |
Trung học phổ thông |
8-10 tiếng |
Dưới 8 tiếng |
Trường cao đẳng |
7 tiếng trở lên |
6-6.9 tiếng |
Tốt nghiệp |
7 tiếng trở lên |
6.4 tiếng |
Họ đã sử dụng quy trình tương tự để tìm ra thời gian ngủ khuyến nghị cho người lớn, với sự trợ giúp của hội đồng chuyên gia gồm 15 người. Họ kết luận rằng người trên 18 tuổi nên ngủ từ 7 tiếng trở lên.
Sử dụng dữ liệu này làm điểm tham chiếu, các chuyên gia có thể phân tích xem học sinh, sinh viên có đáp ứng đủ thời gian ngủ khuyến nghị hay không.
Trong một mẫu học sinh toàn quốc của CDC, họ phát hiện ra rằng có tới 7 trên 10 - hoặc 72.7% - học sinh không ngủ đêm đầy đủ tại trường. Hầu hết những sinh viên này ngủ ít hơn 8 tiếng, và con số cao đáng báo động cho thấy tình trạng thiếu ngủ phổ biến ở những người trẻ tuổi như thế nào.
Thật không may, sinh viên đại học và sau đại học không làm tốt hơn. Trung tâm Y tế của Đại học Georgia cho biết hầu hết sinh viên đại học chỉ ngủ được 6-6.9 tiếng mỗi đêm, thấp hơn mức khuyến nghị tối thiểu 7 tiếng.
Một nghiên cứu năm 2020 đã xem xét tình trạng căng thẳng và kiệt sức ở các sinh viên mới tốt nghiệp. Phát hiện của họ cũng chỉ ra học sinh tốt nghiệp ngủ ngon như thế nào. Họ báo cáo rằng những người tham gia nghiên cứu chỉ ngủ trung bình 6.4 giờ mỗi đêm.
Vậy thì tại sao nhiều người trẻ ngủ không ngon giấc? Có nhiều lý do góp phần vào xu hướng này.
Nhiều bạn trẻ thường thức khuya để cố gắng ôn thi hoặc làm bài tập về nhà. Trong khi một số phải làm bài tập về nhà muộn hơn do công việc hoặc hoạt động ngoại khóa, số khác lại cần thêm thời gian để hoàn thành bài tập của nhiều lớp học khác nhau.
Giữa máy vi tính, trò chơi điện tử và điện thoại di động, những người trẻ tuổi bị vây quanh bởi những phiền nhiễu công nghệ. Thật không may, việc sử dụng đồ điện tử có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian xem màn hình trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào vì nhiều lý do.
Đầu tiên, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình làm giảm lượng sản xuất melatonin, loại hormone chịu trách nhiệm giữ cho chu kỳ đánh thức giấc ngủ diễn ra suôn sẻ. Lý do thứ 2 là các thiết bị này kích thích não bộ, khiến bạn khó có thể tĩnh tâm khi chuẩn bị ngủ. Thứ 3, các thông báo điện thoại làm gián đoạn chu kỳ REM, hay giấc ngủ sâu.
Cũng cần lưu ý rằng, ngay cả khi không sử dụng thiết bị trước khi ngủ, công nghệ vẫn khiến bạn phân tâm, từ đó trì hoãn việc làm bài tập về nhà và các nhiệm vụ khác. Đến cuối cùng, điều này có thể ảnh hưởng đến lịch trình giấc ngủ.
Đại học Dartmouth cho biết hơn 50% các vấn đề giấc ngủ mãn tính xuất phát từ căng thẳng cảm xúc, bao gồm trầm cảm và lo lắng. Đồng thời, mức độ căng thẳng cao cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ .
Đối với thanh thiếu niên và thanh niên, họ đang phải giải quyết các yêu cầu của trường học, hoạt động ngoại khóa, thực tập, công việc, trong khi cố gắng điều hướng các mối quan hệ xã hội, gia đình và yêu đương. Sự kết hợp của những yếu tố căng thẳng này dễ dàng khiến họ không thể ngủ ngon.
Không có thời gian đi ngủ và thức dậy nhất quán cũng ảnh hưởng đến mức độ nghỉ ngơi của bạn. Mặc dù một số sinh viên duy trì được lịch trình ngủ đủ giấc trong tuần, nhưng điều đó nhanh chóng biến mất khi cuối tuần tới.
Một nghiên cứu năm 2009 xem xét thói quen ngủ của sinh viên đại học Đài Loan đã xác định rằng có mối liên hệ giữa thói quen ngủ không đều đặn và việc nghỉ ngơi không đủ.
Tuy nhiên, thiếu ngủ không chỉ bắt nguồn từ thói quen của bạn. Môi trường bạn ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Đặc biệt, sinh viên đại học và sau đại học khá khó trong trong việc tạo ra môi trường ngủ thư giãn. Từ những người bạn cùng phòng đến hàng xóm ồn ào, có rất nhiều phiền nhiễu khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
Những người trẻ tuổi có thể phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi. Chúng bao gồm chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, khi bị rối loạn giấc ngủ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, người có thể chẩn đoán chính xác vấn đề giấc ngủ của bạn.
Những gì bạn ăn uống đều gây ra các vấn đề giấc ngủ. Ví dụ, lượng caffein và rượu tiêu thụ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, trong khi đi ngủ lúc no hay đói bụng đều gây khó chịu, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Mặc dù tập thể dục là điều cần thiết để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, nhưng tập quá muộn vào ban đêm sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Chính điều này khiến bạn tỉnh táo dù đã gần giờ đi ngủ.
Chúng ta có thể vội mắng những người trẻ tuổi về thói quen ngủ nướng, nhưng đó chưa chắn hoàn toàn là lỗi của họ. Nghiên cứu vào đầu những năm 1990 đã xác định rằng khi thanh thiếu niên lớn hơn, về mặt sinh học, họ có khuynh hướng ngủ muộn hơn. Điều này được gọi là trễ pha ngủ, hiện tượng nhịp sinh học (hoặc đồng hồ bên trong) khiến người bị khó ngủ trước 11 giờ đêm.
Thật không may, điều đó không tương quan với lịch trình của trường học và trường đại học. Hầu hết các trường bắt đầu các lớp học sớm nhất là 8:00 sáng, với một số trường trung học thậm chí bắt đầu sớm hơn vào 7:30 sáng.
Khi thiếu ngủ, bạn sẽ nhận thấy một - nếu không muốn nói là vài triệu chứng.
Rối loạn tâm trạng, tương tự lo lắng và trầm cảm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ngủ ít cũng làm trầm trọng thêm hoặc tăng nguy cơ phát triển tình trạng này. Khi không ngủ đủ giấc, sinh viên, học sinh có thể trải qua nhiều tâm trạng tiêu cực hơn như thất vọng, khó chịu, buồn bã, tức giận... Những loại rối loạn và thay đổi tâm trạng này có thể cản trở mối quan hệ của họ với giáo viên, bạn bè và gia đình.
Ngủ không đủ giấc có nghĩa bạn dễ bị ốm hơn và điều đó có thể kéo dài thời gian khỏi bệnh. Khi bạn ngủ, cơ thể giải phóng các protein bảo vệ có tên là Cytokine. Tuy nhiên, khi bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, việc sản xuất loại protein này sẽ giảm bớt, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn.
Tất cả chúng ta đều biết sinh viên, học sinh hay ngủ gật trong lớp, đôi khi cả bản thân bạn cũng vậy. Thay vì phán xét bản thân hoặc hành vi, hãy xem xét mối liên hệ chặt chẽ với thiếu ngủ hơn là lười biếng.
Nếu liên tục cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, bạn có khả năng không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước. Buồn ngủ ban ngày cũng là triệu chứng phổ biến cần lưu ý. Sự mệt mỏi tột độ trong lớp học chắc chắn là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng buồn ngủ có thể nguy hiểm - đặc biệt đối khi cần lái xe.
Khó tập trung cũng là hậu quả của tình trạng thiếu ngủ, và việc thiếu tập trung chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng học tập của bạn. Khi không thể tập trung, bạn sẽ khó tập trung trong lớp học, cũng như khó theo kịp lượng bài tập về nhà.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Đối với sinh viên cần ghi nhớ thông tin quan trọng cho bài kiểm tra và thuyết trình, đây không phải tin tốt. Trong trường hợp bạn thấy mình hay quên hơn bình thường, đây là cơ hội tốt để xem lại thói quen ngủ của mình.
Trong khi một số học sinh tham gia thể thao để giải trí, số khác lại dựa vào thể thao để giành được những học bổng quan trọng và cơ hội vào đại học.
Giống như thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể, giấc ngủ cũng vậy. Tuy nhiên, khi không được nghỉ ngơi đúng thời lượng cần thiết, bạn sẽ có ít thể lực và năng lượng hơn. Điều này có nghĩa bạn ít có khả năng thể hiện tốt nhất có thể, đó là lý do việc nghỉ ngơi lại rất quan trọng.
Trên thực tế, những dữ liệu nghiên cứu cũng hỗ trợ điều này. Một nghiên cứu năm 2011 đã xem xét giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất của các cầu thủ bóng rổ đại học.
Họ phát hiện ra rằng những cầu thủ bóng rổ ngủ đầy đủ cũng đạt được thành tích thể thao tốt hơn.
Ngay cả với những người không tham gia các môn thể thao của trường, điều này có thể khiến họ cảm thấy ít muốn tập thể dục hơn.
Mặc dù thông tin này ngụ ý việc ngủ ngon hơn dễ dẫn đến thành công, nhưng có dữ liệu thực tế nào chứng minh điều đó không? Tất nhiên là có rồi.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2015 muốn xem xét mối tương quan giữa thời lượng giấc ngủ và kết quả học tập của các sinh viên dược. Kết quả đã chỉ ra những sinh viên ngủ lâu hơn làm bài kiểm tra tốt hơn, dẫn đến điểm học kỳ và điểm trung bình cao hơn.
Giờ đây khi hiểu được mối quan hệ giữa giấc ngủ và thành công, học sinh có thể chủ động cải thiện thói quen ngủ của mình.
Học sinh nên tránh làm bài tập về nhà, học tập và công nghệ - kể cả mạng xã hội - khoảng 1 tiếng trước khi ngủ.
Mặc dù việc thức khuya để có thêm thời gian học tập rất hấp dẫn, nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng bạn có nhiều khả năng làm bài tốt hơn nếu đi ngủ sớm hơn. Trong trường hợp có bài tập về nhà vào ngày hôm sau, các chuyên gia khuyên bạn nên dậy sớm để hoàn thành nó.
Bạn có thể khó từ bỏ việc lướt mạng xã hội hoặc chơi trò chơi điện tử, nhưng việc giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị trước khi ngủ cũng giúp thư giãn tâm trí để đi vào giấc ngủ.
Đối với những sinh viên khó ngủ, việc cải thiện môi trường ngủ có thể mang lại một đêm ngon giấc hơn. Ánh sáng, nhiệt độ và tiếng ồn là 3 yếu tố môi trường chính ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đối với những sinh viên có bạn cùng phòng ồn ào và hay thức khuya, hãy thử sử dụng các thiết bị như mặt nạ ngủ hoặc nút bịt tai. Rèm chắn sáng cũng loại bỏ ánh sáng từ bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn cũng nên theo dõi nhiệt độ phòng để không quá nóng hoặc quá lạnh, điều này sẽ giúp bạn nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Một mẹo hữu ích khác là tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn bằng cách đi ngủ vào cùng một thời điểm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Mặc dù điều này có thể khó khăn hơn vào cuối tuần, nhưng lịch trình nhất quán sẽ giúp kiểm soát đồng hồ bên trong cơ thể bạn.
Việc loại bỏ caffein, đặc biệt vào cuối ngày và ban đêm, có vẻ là một việc dễ dàng, nhưng bạn đôi khi muốn dùng nó để hoàn thành bài tập về nhà. Thay vào đó, hãy chọn một cốc nước hoặc đồ uống không chứa caffein để nạp năng lượng cho bạn.
Ngoài caffein, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tránh đồ uống có cồn. Đối với những sinh viên đủ tuổi uống rượu, bạn có thể nghĩ rằng một ly rượu vang giúp thư giãn hiệu quả.. Nhưng thực tế, mặc dù rượu làm bạn buồn ngủ, nhưng nó cũng làm giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hơn.
Khi học từ lớp này sang lớp khác và sau đó là một buổi luyện tập, diễn tập hoặc học nhóm buổi tối, bạn có thể dễ dàng thấy mình trì hoãn bữa tối cho đến tận đêm khuya. Tuy nhiên, thay vì ăn bữa lớn, một bữa ăn nhẹ không khiến bạn cảm thấy no bụng khó chịu suốt đêm.
Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn ngủ ngon hơn. Theo nghiên cứu, những sinh viên có thể trạng tốt ngủ nhanh hơn và nghỉ ngơi tốt hơn. Để có kết quả tối ưu, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút, 3 lần 1 tuần, khoảng 5-7 giờ trước khi ngủ - nếu không thể sớm hơn.
Cho dù chúng liên quan đến trường học hay cá nhân, những lo lắng thường có một thói quen khủng khiếp là trỗi dậy vào ban đêm. Khi bạn lo lắng, một ý tưởng hay là ghi lại những muộn phiền. Sau đó, hãy cố gắng đưa ra các giải pháp trước khi ngủ và lên kế hoạch cho ngày hôm sau.
Viết chúng ra và lập kế hoạch hành động để dễ dàng loại bỏ những lo lắng đó khi đi ngủ.
Tin tuyệt vời là việc phát triển những thói quen tốt khi còn là sinh viên không chỉ mang lại thành công trong học tập. Chúng còn đem tới thành công sau này khi bước vào lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng. Nhiều công việc cấp cao sẽ cần bạn hoạt động hết khả năng của mình. Và nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Đó là lý do việc tạo ra những thói quen tốt từ rất sớm là rất quan trọng.
Giấc ngủ ngon cũng giúp bạn khỏe mạnh khi già đi. Một giấc ngủ trọn vẹn sẽ ngăn ngừa tăng cân, tăng cường hệ miễn dịch, tim mạch khỏe mạnh và cải thiện trí nhớ.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm Sông Hồng, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng songhonghanoi.vn gần nhất.
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.