Tại sao chúng ta thường khó ngủ khi nằm đệm mới?

14-08-2024, 3:17 pm 29

Đèn đã tắt, bạn đang cuộn mình trong chiếc chăn ấm áp, và đột nhiên khó ngủ khi nằm đệm mới. Hãy tìm giải pháp ngay trong bài viết dưới đây. 

Nếu bạn không thể ngủ, đó có thể do hiệu ứng đêm đầu tiên (FNE), hiện tượng khoa học khiến một phần não bộ vẫn hoạt động và tỉnh táo trong khi phần còn lại của cơ thể đã chìm vào giấc ngủ.

Bạn muốn tìm hiểu thêm một chút về vấn đề tựa cơn ác mộng này? Hãy thức thêm chút nữa để theo dõi bài viết hữu ích dưới đây. Chúng tôi đang khám phá hiệu ứng đêm đầu tiên, các vấn đề liên quan và các giải pháp tiềm năng giúp bạn ngủ ngon nhất có thể. 

Hiệu ứng đêm đầu tiên là gì?

Như đã đề cập, hiệu ứng đêm đầu tiên (The first night effect – FNE) là nguyên nhân phổ biến gây ra những đêm mất ngủ trên nệm mới. Ngay cả sau khi sử dụng đệm và kết hợp với thói quen ngủ lành mạnh, những người bị FNE sẽ thấy mình khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, đồng thời thức dậy vào buổi sáng với cảm giác uể oải, không được nghỉ ngơi.

Ngay cả khi chọn được tấm đệm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn cá nhân, bạn vẫn gặp phải tình trạng bồn chồn liên quan đến FNE.

Ngoài ra, hiện tượng này không chỉ xuất hiện khi mua đệm mới về. Bạn có thể gặp FNE trong nhiều trường hợp khác gồm:

  • Ngủ ở nhà khác
  • Ở trong khách sạn
  • Sắp xếp lại môi trường ngủ của bạn

Về cơ bản, bất cứ khi nào thay đổi thói quen ngủ, bạn đều có nguy cơ mắc FNE.

FNE tác động đến não như thế nào?

Nếu bạn đang đọc, có khả năng là bạn đã từng trải qua các triệu chứng của FNE. Cho dù đang ở xa nhà, bị mất ngủ hay vừa lắp đệm mới, bạn có thể rất quen thuộc với tình trạng bồn chồn và ngủ kém liên quan đến hiện tượng này.

Trên thực tế, nếu đi du lịch thường xuyên, bạn sẽ hay gặp phải vấn đề giấc ngủ này. Tuy nhiên, bạn có thể không quen với các yếu tố thần kinh đằng sau những khó khăn của FNE.

Bạn có tò mò về cách hiệu ứng đêm đầu tiên hoạt động trong não bộ không? Hãy xem xét điều sau đây.

Phân chia não phải/ não trái

Bộ não của chúng ta được chia thành 2 bán cầu não: phải và trái. Không cần đi sâu vào thế giới sinh học phức tạp của não bộ, chúng ta chỉ cần phân biệt rõ ràng giữa 2 vùng não:

  • Bên phải giàu trí tưởng tượng – Một số nghiên cứu cho thấy bán cầu não phải chịu trách nhiệm trong quá trình sáng tạo và trí tưởng tượng. Từ việc chiêm ngưỡng tranh vẽ đến mơ mộng, não phải đóng vai trò trong việc hình dung cảm xúc và cảm giác của chúng ta, cho phép tư duy trừu tượng, hiểu biết phi ngôn ngữ.
  • Bán cầu não trái logic – Việc tính toán, sắp xếp và tìm kiếm sự thật thường liên quan đến bán cầu não trái. Cấu trúc chịu trách nhiệm cho tư duy logic cùng lý luận phổ biến hơn ở đây và những người tư duy toán học không trực quan dựa vào đáng kể bộ phận này.
  • Không có sự phân chia đơn giản – Các bán cầu não bộ không hoạt động độc lập, có rất nhiều sự chồng chéo và kết nối giữa chúng. Mặc dù việc gọi ai thuộc về “não trái” hay ”não phải” liên quan đến tính cách cụ thể khá phổ biến, nhưng thực tế tất cả chúng ta đều sử dụng cả 2 bán cầu não cùng một lúc.

Mối liên hệ giữa bán cầu não và FNE là gì? Nghiên cứu cho thấy người khó ngủ trên đệm mới dường như có bán cầu não trái hoạt động nhiều hơn, trong khi bán cầu não phải chủ yếu ngủ. Có vẻ như chức năng logic của não bộ vẫn duy trì ở trạng thái báo động ngay cả khi cơ thể đang cố gắng ổn định trên trên chiếc giường ấm cúng.

Sự cảnh giác quá mức

Tại sao bán cầu não trái vẫn hoạt động khi FNE xảy ra? Có vẻ kỳ lạ khi não bạn quan tâm đến các quá trình và sự kiện logic trong khi đáng lẽ phải ngủ say, để rồi mơ tưởng một cách sáng tạo về ảo ảnh trong nửa đêm tiếp theo.

Có khả năng, yếu tố lớn nhất và lý giải bên trong cho FNE là bản năng phải luôn cảnh giác để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi.

Vâng, mặc dù bạn đang thoải mái dưới chiếc với mặt nạ ngủ, cấu trúc lâu đời nhất trong não bộ vẫn có thể suy nghĩ như người ẩn nấp trong hang động. Trong suốt quá trình phát triển, con người cần phải duy trì sự năng động và tỉnh táo dù đang nghỉ ngơi. Mặc dù nền văn minh đã khác biệt đáng kể so với vài nghìn năm trước, não bộ vẫn duy trì sự điều chỉnh này.

  • Sự cảnh giác quá mức - cảm giác nhận thức cao độ về môi trường xung quanh - để lại những tác động sau khi bạn đang cố gắng ngủ trên đệm mới:
  • Nhạy cảm với tiếng ồn - Nhiều người trong chúng ta bị đánh thức bởi tiếng chuông reo vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó ngủ, tiếng kẽo kẹt hoặc tiếng rít nhỏ nhất cũng đủ để đánh thức. Phản ứng này chỉ hữu ích nếu một con sư tử đang lang thang quanh nhà thay vì chú mèo cưng của bạn.
  • Độ nhạy sáng - Nếu bạn đang phải đối phó với FNE, ánh sáng chói từ phòng tắm chiếu vào khóe mắt sẽ gây tỉnh táo. Theo chuyên gia giấc ngủ, một phần não bộ nhận thức rất rõ về bất kỳ thay đổi nào trong môi trường xung quanh, trong khi phần não còn lại thì tuyệt vọng vì cần được nghỉ ngơi và thư giãn.

Ngoài ra, bạn có thể thấy mình bật dậy trong đêm mà không do lỗi của một hình ảnh hay âm thanh nào. Đó chỉ là phản ứng không tự nguyện của não bộ trước tình huống xa lạ.

Tình trạng kiệt sức quá mức

Bộ não cần ngủ ngon, nhưng FNE lại giảm đáng kể chất lượng nghỉ ngơi, gây khó ngủ khi nằm đệm mới. May mắn thay, đây thường là hiện tượng tạm thời, cho phép bạn nhanh chóng quay lại thói quen bình thường và bắt kịp tất cả giấc ngủ cần thiết.

Tuy nhiên, ngay cả một đêm mất ngủ cũng có thể gây ra những tác động sau lên tâm trí và cơ thể:

  • Suy giảm nhận thức – “Xin lỗi, tôi không ngủ ngon đêm qua” là một trong những câu nói phổ biến nhất sau một bài thuyết trình lộn xộn, cuộc họp bị lỡ hoặc giao tiếp khó hiểu. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng suy nghĩ và tập trung, khiến công việc trở nên thực sự khó khăn sau giấc ngủ chập chờn.
  • Vấn đề về trí nhớ – Việc lưu giữ và nhớ lại thông tin sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không có một đêm ngủ trọn vẹn. Sau một đêm ở nơi xa lạ, bạn dễ cảm thấy khó nhớ tên, ngày tháng, thậm chí cả những gì bản thân đã làm vào ngày hôm trước.
  • Giảm sự phối hợp – Cả tâm trí và cơ thể đều cảm thấy chậm chạp, kém phối hợp sau khi ngủ không ngon. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian phản ứng, từ đó khiến bạn cảm thấy vụng về, kém tỉnh táo.

Có lẽ tác động rõ ràng nhất của FNE là cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Bạn có thể mất nhiều ngày để phục hồi sau khi thiếu ngủ, biến vấn đề của một đêm kéo dài cả tuần. Bạn không nhất thiết phải đi khám bác sĩ, nhưng sẽ là bất tiện lớn nếu có 1 tuần bận rộn phía trước.

Hiệu ứng cá heo là gì?

Con người có nhiều điểm chung với động vật có vú dưới nước hơn bạn nghĩ. Trong khi cá heo nổi tiếng với trí thông minh và kỹ năng giao tiếp như người, chúng cũng có cấu trúc não tương tự khi ngủ.

Hiệu ứng đêm đầu tiên còn được gọi là “hiệu ứng cá heo” hoặc “Dolphin Effect”. Điều này nghe có vẻ hơi lạ cho đến khi xem xét những điểm tương đồng giữa hiện tượng khoa học này và cách cá heo ngủ.

Đáng chú ý là cá heo có khả năng nghỉ ngơi hoàn toàn trong khi một phần não bộ vẫn tỉnh táo. Trong khi con người có thể dựa vào các chức năng não vô thức (hay còn gọi là hệ thần kinh không tự nguyện), cá heo không có được sự xa xỉ này.

Thay vào đó, chúng cần duy trì một phần não hoạt động để đảm bảo hơi thở vẫn tiếp tục ngay cả khi ngủ. Quá trình này được gọi là giấc ngủ một bán cầu, có phần giống với hiệu ứng đêm đầu tiên.

Chiến lược giúp dễ ngủ trên đệm mới

Nếu bạn thấy khó ngủ trên đệm mới và mong muốn nghỉ ngơi đúng nghĩa, một số cách dưới đây giúp giảm thiểu nguy cơ mắc FNE và các chứng rối loạn giấc ngủ khác liên quan.

Đầu tiên, nếu muốn thay đệm tại nhà, bạn cần chắc chắn rằng chọn được món đồ chất lượng, mang lại sự hỗ trợ cần thiết từ đêm này qua đêm khác.

Ngoài ra, bạn có thể ghi nhớ những gợi ý sau:

  • Giữ lại ga giường (ít nhất trong một thời gian ngắn) – Khi chuyển sang đệm mới, bạn sẽ muốn thay cả ga giường. Khởi đầu mới này có thể rất tuyệt, nhưng nó cũng góp phần gây khó ngủ khi nằm đệm mới. Mặt khác, việc sử dụng ga giường cũ chung với đồ mới lại giảm thiểu cảm giác xa lạ, giúp bạn dễ ngủ hơn một chút.
  • Mang theo gối của bạn – Khi đi du lịch, bạn có thể mang theo một thứ gì đó liên quan đến giường của mình. Gối là lựa chọn tiện lợi để mang lại cảm giác quen thuộc cho môi trường ngủ mới.
  • Hãy cho nó thời gian – Con người có khả năng thích nghi cao, vì vậy đừng để vấn đề giấc ngủ làm bạn chán nản quá lâu. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể cần một chút thời gian và đó là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu ngủ suốt đêm. Khoảng thời gian này có thể lên tới 30 đêm để bắt đầu thích nghi với đệm mới.

Ngủ ngon hơn cùng Sông Hồng

Ngủ nhanh và đều đặn là một phần quan trọng trong việc hình thành thói quen ngủ lành mạnh. Nếu cảm thấy khó ngủ trên đệm mới, có rất nhiều cách bạn có thể làm để giúp cơ thể và tâm trí thích nghi.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong ngủ sâu do đệm nằm, cách đơn giản nhất để bắt đầu ngủ ngon ngay lập tức là đầu tư vào sản phẩm Sông Hồng.

Tại Sông Hồng, chúng tôi luôn hướng đến việc cải thiện giờ đi ngủ. Chúng tôi không chỉ thiết kế những tấm đệm sáng tạo ưu tiên sự thoải mái, hỗ trợ và làm mát, mà còn giao trực tiếp đến nhà bạn. Thêm vào đó, với chăn, ga và nhiều phụ kiện khác, bạn có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết cho một đêm nghỉ ngơi tuyệt vời ngay hôm nay.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn ngủ ngon. Nếu có nhu cầu mua chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng với mức giá tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay Hotline hoặc ghé cửa hàng songhonghanoi.vn gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Tại sao chúng ta thường khó ngủ khi nằm đệm mới?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Chăn ga gối rayon hay chăn ga gối bamboo tốt hơn?
Chăn ga gối rayon hay chăn ga gối bamboo tốt hơn?
15-10-2024, 5:43 pm     8
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh chăn ga gối rayon và chăn ga gối bamboo, khám phá cách các loại vải này, hiệu quả về chi phí và tính bền vững khi áp dụng quy trình sản xuất tối ưu
Tắm nước ấm trước khi ngủ có tốt không?
Tắm nước ấm trước khi ngủ có tốt không?
12-10-2024, 11:28 am     7
Tắm nước ấm trước khi ngủ có giúp bạn ngủ ngon hơn không? Một số nghiên cứu đã chứng minh là có.
Tuyệt chiêu làm mát cơ thể tức thì
Tuyệt chiêu làm mát cơ thể tức thì
25-09-2024, 8:59 am     9
Làm mát cơ thể vào những ngày nắng nóng là điều quan trọng để cảm thấy thoải mái và tránh các bệnh liên quan đến nhiệt độ. Cùng thảo luận về các cách đối phó với nóng bức và làm mát cơ thể phổ biến.
Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày khi ngủ
Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày khi ngủ
02-08-2024, 3:49 pm     19
Tư thế nằm nghiêng bên trái, với phần đầu và thân mình được nâng cao giúp giảm thiểu các triệu chứng trào ngược axit hay trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm.
12 mẹo vệ sinh giấc ngủ để thư giãn hiệu quả mỗi đêm
12 mẹo vệ sinh giấc ngủ để thư giãn hiệu quả mỗi đêm
25-07-2024, 4:47 pm     21
Vệ sinh giấc ngủ là một phần quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ lành mạnh và cải thiện chất lượng thư giãn. Dưới đây là một số mẹo bắt đầu thói quen tốt nhằm cải thiện hoặc thiết lập hiệu quả.
Hướng dẫn diệt rệp giường đơn giản, hiệu quả
Hướng dẫn diệt rệp giường đơn giản, hiệu quả
20-07-2024, 4:07 pm     110
Chỉ cần nhắc đến rệp giường cũng đủ khiến nhiều người nổi da gà. Cùng xem xét những điều cơ bản về rệp giường, cách nhận biết sự tồn tại và phương pháp diệt trừ hiệu quả.
messenger