Ngủ sâu là gì? Tại sao lại quan trọng? Làm gì để ngủ sâu?

21-09-2020, 5:03 pm 3593

 

Ngủ sâu là một giai đoạn trong giấc ngủ. Bạn được khuyến cáo là phải giữ thời gian ngủ sâu đủ và ổn định qua các đêm. Tại sao lại thế? Làm sao để ngủ sâu?

Có thể bạn đã nghe nói tới việc chúng ta cần phải ngủ từ 7 giờ - 9 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, nếu ngủ đủ thời gian mà chất lượng giấc ngủ của bạn không tốt thì vẫn bị coi là thiếu ngủ.

Trong khi ngủ, cơ thể bạn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Một trong số đó là giấc ngủ sâu. Nếu bạn cảm thấy sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng thì phần lớn là nhờ vào giai đoạn ngủ sâu này.

Tuy nhiên, rất nhiều người không có được giấc ngủ sâu vì nhiều lý do. Nếu thuộc số đó, bạn có thể tìm thấy một vài giải pháp hữu hiệu ở đây. Nhưng trước hết, bạn nên hiểu về cơ chế hoạt động và vai trò của giấc ngủ này một cách đầy đủ hơn nữa. 

 

Ngủ sâu là gì?


 

Ngủ sâu là được nghiên cứu là giai đoạn có hoạt động sóng não chậm nhất. Chính bởi vậy, nó còn có tên gọi khác là “giấc ngủ sóng chậm” hay “giấc ngủ đồng bằng”.

Thông thường, một giấc ngủ sẽ được chia làm 2 quá trình chính: giấc ngủ REM và giấc ngủ không REM.

Bạn sẽ bắt đầu bằng một giấc ngủ không REM, sau đó sẽ là một khoảng thời gian ngắn của giấc ngủ REM. Khi kết thúc một chu trình, chúng sẽ bắt đầu một chu trình mới; cứ như vậy cho đến sáng. Thông thường, thời gian lý tưởng của một chu trình là từ 90 phút - 120 phút. 

Cụ thể một chút:

- Giấc ngủ không REM

+ Giai đoạn 1:

Giai đoạn 1 của giấc ngủ không REM thông thường sẽ kéo dài vài phút. Đây là khoảng thời gian bạn chuyển từ trạng thái thức sang ngủ.

Trong lúc này, nhịp tim, hô hấp và chuyển động của mắt bắt đầu chậm lại. Đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng co giật cơ bắp. Và quan trọng nhất là sóng não cũng bắt đầu chậm hơn so với giai đoạn trước đó.

[Products:1107,1106]

 

+ Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 có thể chiếm tới 50% thời gian trong chu trình ngủ của bạn. Đây cũng là giai đoạn bạn có thể sẽ ngủ nhiều nhất trong cả đêm.

Khi ở trong giai đoạn này, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ tiếp tục hoạt động chậm hơn và thư giãn hơn. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống và chuyển động mắt đã dừng lại. 

+ Giai đoạn 3,4:

Giai đoạn ngủ sâu chính là lúc này. 

Khi cơ thể bước vào giấc ngủ sâu, nhịp tim và nhịp thở trở nên chậm chạp nhất có thể. Các cơ đã thư giãn toàn bộ.

Trong lúc này, sóng não cũng sẽ ở mức chậm nhất. Vì thế, rất khó để đánh thức bạn khi đã ngủ sâu ngay cả với tiếng ồn rất lớn.

Mặc dù vậy, vẫn có người tỉnh trong trạng thái này khi bị gọi và họ sẽ phải mất vài phút với hiện tượng mất phương hướng trước khi não bộ hoạt động bình thường trở lại.

- Giấc ngủ REM

Giai đoạn 5 của chu trình ngủ chính là giấc ngủ REM. Trên thực tế, nó xảy ra sau khoảng 90 phút, khi vừa kết thúc giấc ngủ không REM.

Ở giai đoạn này, mắt bạn sẽ có xu hướng di chuyển nhanh từ bên này sang bên kia. Bạn bắt đầu mơ và não dần ở trạng thái tỉnh táo hơn. 

Nhịp tim và nhịp thở cũng nhanh hơn, thậm chí không đều nhau.

Như vậy, giấc ngủ sâu xuất hiện ở giai đoạn cuối của chu kỳ giấc ngủ không REM. Nó chỉ có được khi ở cơ thể đã rơi vào mức thư giãn nhất. Biểu hiện rõ nhất của giấc ngủ sâu theo các nghiên cứu khoa học về điện não đồ là hiện tượng sóng delta có biên độ cao và tần số thấp.

 

Ngủ sâu có chức năng gì?


 

Ngủ sâu không làm ngưng mọi hoạt động của cơ thể bạn. Ngược lại, một số quá trình sắp xếp, ghi nhớ, trao đổi chất và tái tạo tế bào vẫn diễn ra trong giai đoạn này.

Cụ thể, ngủ sâu có các vai trò chính với cơ thể của chúng ta như sau:

  • Tăng cường sự trao đổi chất glucose, hỗ trợ quá trình lưu giữ thông tin của trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
  • Cho phép tuyến yên tiết ra các hormone quan trọng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể
  • Phục hồi năng lượng, giúp bạn tỉnh táo hơn khi tỉnh dậy sau một đêm ngủ
  • Sửa chữa và tái tạo các tế bào đã hỏng
  • Thúc đẩy quá trình cung cấp máu cho cơ bắp 
  • Giúp tăng trưởng các mô xương
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch

Khi giấc ngủ sâu không được đảm bảo thì một số loại bệnh mà bạn có thể mắc phải là: chứng Alzheimer, bệnh tim mạch, tiểu đường và nặng hơn nữa là đột quỵ.

Tuy nhiên, bản thân giấc ngủ sâu cũng có thể ở trạng thái rối loạn. Mộng du, giấc ngủ kinh hoàng ban đêm hoặc đái dầm là những biểu hiện cơ thể đều liên quan trực tiếp đến giấc ngủ sâu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người mắc chứng ngủ rũ thường có giấc ngủ sâu rời rạc.

 

Ngủ sâu bao lâu là đủ?


 

- Thời gian ngủ sâu cần thiết là bao nhiêu?

Bạn có thể hình dung về thời gian lý tưởng cho giấc ngủ ban đêm của bạn như thế này:

75% giấc ngủ là thuộc về giai đoạn ngủ không REM và 25% cho giấc ngủ REM. Trong toàn bộ thời gian ngủ bạn sẽ cần có từ 13% - 23% cho giấc ngủ sâu.

Như vậy, nếu bạn ngủ 8 giờ thì thời gian ngủ sâu cần thiết là 60 phút - 110 phút.

Tuy nhiên, con số này giảm dần theo tuổi tác. Trên thực tế, nếu dưới 30 tuổi, bạn có có thể ngủ sâu tới 2 giờ một đêm. Nhưng trên 65 tuổi, bạn chỉ có thể ngủ sâu nửa giờ mỗi đêm, thậm chí có người còn không ngủ sâu chút nào.

Không có một con số chính xác cho giấc ngủ sâu trên từng độ tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi luôn cần nhiều các giấc ngủ sâu hơn. Vì ngoài chức năng là ghi nhớ thông tin, thì giấc ngủ sâu còn giúp cơ thể phát triển và tăng trưởng.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là người già không cần ngủ sâu.

- Làm thế nào để biết đã ngủ sâu đủ chưa?

Cách đơn giản nhất là dựa vào trạng thái cơ thể bạn khi tỉnh dậy. Nếu bạn mở mắt với một trạng thái uể oải gần như là kiệt sức thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không đủ sâu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ điện tử theo dõi giấc ngủ và chuyển động của cơ thể trong khi ngủ. Chúng có thể giúp bạn hình dung mô hình giấc ngủ nhưng các con số này không thực sự đáng tin cậy để xác định giấc ngủ sâu cho lắm.

Để chính xác nhất, bạn có thể ngủ tại phòng thí nghiệm với bác các hệ thống máy móc của bác sĩ. Các chỉ số bao gồm nhịp thở, mức độ oxy, trạng thái vận động của cơ thể, nhịp tim và sóng não có thể nói rõ cho bạn liệu bạn có thể đạt được giấc ngủ sâu hoàn hảo mỗi đêm không.

 

Mẹo để đạt thời gian ngủ sâu lý tưởng?


 

Các yếu tố đã được chứng minh có thể làm tăng giấc ngủ sâu là mức độ vận động và nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và không gian ngủ như chăn ga gối đệm hay mức độ lưu thông gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

- Nhiệt độ

Nhiều báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ sâu được sinh ra trong điều kiện thuận lợi khi nhiệt độ não bộ vượt quá ngưỡng nhất định. Nói một cách khác, nhiệt độ có thể cải thiện giấc ngủ sóng chậm theo cách tích cực.

Tắm nước nóng hoặc dành thời gian trong phòng xông hơi trước khi ngủ được coi là cách thức khoa học để kéo dài thời gian ngủ sâu.

- Dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ tin rằng quá trình chuyển hóa hàm lượng chất béo có liên quan mật thiết đến những thay đổi về giấc ngủ sâu. Cụ thể, một chế độ ăn ít carbohydrate sẽ có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ sâu. 

Ngoài ra, một số loại thuốc trầm cảm cũng làm tăng giai đoạn ngủ của sóng chậm. Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều tranh cãi.

- Không gian ngủ

Chăn ga gối đệm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghỉ ngơi mỗi đêm của bạn. Hãy đảm bảo rằng, chúng không làm bạn tỉnh giấc với những cú hắt xì hơi, những cái ho hay những nốt mẩn ngứa.

 

[Products:786,960]

 

Muốn vậy, chăn ga gối đệm phải thực sự sạch sẽ. Bạn nên ưu tiên chọn những dòng sản phẩm như chăn ga gối đệm Sông Hồng vì chúng được trang bị thêm khả năng kháng khuẩn trong từng sợi vải. Nhờ thế, chúng có thể tự loại bỏ bụi bẩn và hạn chế tối đa các kích ứng do vi khuẩn có hại gây ra.

Ngoài ra, bạn phải chú ý đến chất liệu vải. Dòng cotton tự nhiên, lụa hoặc vải sợi gỗ là những lựa chọn tốt cho giấc ngủ của bạn. Để tham khảo một số dòng chăn ga gối Sông Hồng cotton hay chăn ga gối Sông Hồng sợi gỗ, bạn có thể truy cập vào phần Danh mục sản phẩm ở trên.

Đừng quên thay chăn ga gối đệm mới sau một thời gian sử dụng. Những thứ này nếu đã hết hạn thì sẽ trở thành kẻ thù cho giấc ngủ hàng đêm của bạn.

- Mức độ vận động

Vận động nhiều cũng được coi là một cách đơn giản để tăng thời gian ngủ sâu. 

Khoảng 20 - 30 phút tập thể dục mỗi ngày là một thói quen tốt. Tuy nhiên, việc tập thể dục trước những giờ đi ngủ lại không được khuyến khích.

Bạn có thể chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, nhảy nhịp điệu hoặc bơi lội. Những người thường xuyên bị mất ngủ thì nên ưu tiên tập thể dục sớm và nhiều hơn.

- Các cách thức phụ khác

Ngoài 4 yếu tố quan trọng bậc nhất ở trên thì để có được giấc ngủ sâu cần thiết, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

  • Lên lịch trình cụ thể - Hãy đặt một mốc giờ nhất định để đi ngủ và thức dậy trong mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn được vận hành một cách khoa học hơn và ổn định hơn.
  • Ngủ đủ giấc - Việc không ngủ đủ 7 giờ - 9 giờ mỗi đêm sẽ khó để bạn đạt được thời lượng ngủ sâu cần thiết. Vì thế, hãy sắp xếp công việc để có thể đảm bảo tổng số giờ ngủ cần thiết.
  • Hạn chế cafe, rượu và nicotine - Có thể những thứ này đã trở thành thói quen hàng ngày của bạn nhưng nếu muốn có một giấc ngủ thực sự sâu và đủ chất lượng thì cần tránh xa chúng trước khi đi ngủ.
  • Duy trì một thói quen trước khi ngủ - Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc đi tắm nước nóng để cơ thể thư giãn trước nhé.
  • Tắt đèn và loại bỏ tiếng ồn - Ánh sáng xanh và âm thanh từ điện thoại, tivi, máy tính có thể khiến bạn khó thư giãn để bắt đầu giấc ngủ hơn. 

  • Không nằm trằn trọc - Ngay khi thấy mình khó ngủ, đừng cố vật vã trên giường ép bản thân vào giấc. Hãy đứng dậy và làm một số công việc nhẹ nhàng như đọc sách hoặc đi lại cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thiền trước khi ngủ - Thiền thực chất là phương pháp làm đầu óc nghỉ ngơi trước khi bắt đầu giấc ngủ. Chúng có thể giúp bạn vào giấc nhanh hơn và ngon hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc ngồi thiền một cách chuẩn thì bạn cần phải tập luyện nhiều.
  • Tưởng tượng điều vui vẻ - Trước khi đi ngủ chúng ta thường có xu hướng nghĩ về những điều căng thẳng hoặc tiêu cực, đó là sai lầm. Mọi thứ vui vẻ hoặc hạnh phúc mới là cái cần tưởng tượng lại. Nó sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn và loại bỏ được chứng mất ngủ.

 

Nói chung, ngủ sâu là một trong những phân đoạn giấc ngủ quan trọng hàng đêm của bạn. Nó có vai trò củng cố trí nhớ và tái tạo não bộ. 

Để duy trì giấc ngủ sâu cần thiết, bạn có nhiều cách thức. Ngoài chế độ ăn uống, tập thể dục và ổn định nhiệt độ phòng thì chăn ga gối đệm cũng là vấn đề luôn luôn phải lưu tâm.

[Products:803,840]

 

Để chọn được những sản phẩm chăn ga gối đệm tốt cho sức khỏe và giấc ngủ, bạn có thể ghé qua hệ thống songhonghanoi.vn của chúng tôi. Nếu cần tư vấn từ nhân viên, hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc cho quý khách hàng.

 

 

 

 

 

 

Đánh giá0 đánh giá về Ngủ sâu là gì? Tại sao lại quan trọng? Làm gì để ngủ sâu?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Chăn ga gối rayon hay chăn ga gối bamboo tốt hơn?
Chăn ga gối rayon hay chăn ga gối bamboo tốt hơn?
15-10-2024, 5:43 pm     8
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh chăn ga gối rayon và chăn ga gối bamboo, khám phá cách các loại vải này, hiệu quả về chi phí và tính bền vững khi áp dụng quy trình sản xuất tối ưu
Tắm nước ấm trước khi ngủ có tốt không?
Tắm nước ấm trước khi ngủ có tốt không?
12-10-2024, 11:28 am     7
Tắm nước ấm trước khi ngủ có giúp bạn ngủ ngon hơn không? Một số nghiên cứu đã chứng minh là có.
Tuyệt chiêu làm mát cơ thể tức thì
Tuyệt chiêu làm mát cơ thể tức thì
25-09-2024, 8:59 am     9
Làm mát cơ thể vào những ngày nắng nóng là điều quan trọng để cảm thấy thoải mái và tránh các bệnh liên quan đến nhiệt độ. Cùng thảo luận về các cách đối phó với nóng bức và làm mát cơ thể phổ biến.
messenger