Tại sao nệm mới gây đau lưng? Nguyên nhân và cách khắc phục

15-04-2024, 2:00 pm 6

Nếu cảm thấy đau lưng từ trước và ngày càng trầm trọng, hoặc bị đau lưng từ khi mua nệm mới, đây chính là bài viết dành cho bạn.

Bài đăng này sẽ điểm qua các dấu hiệu cho thấy nệm của bạn có thể nguyên nhân gây đau lưng và hướng dẫn bạn mua sắm đồ giường phù hợp. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về cách chọn khung giường, topper và gối để hỗ trợ tốt hơn cho vùng lưng, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Nội dung chính:

  • Nệm mới có thể gây đau lưng do cần cơ thể cần thời gian thích ứng.
  • Nệm và khung giường không hỗ trợ đầy đủ cũng có thể là nguyên nhân.
  • Một chiếc nệm chất lượng và gối hỗ trợ thêm giúp giảm cứng đau lưng do nệm mới.
  • Theo một nghiên cứu, hơn 500 triệu người trên toàn cầu bị đau lưng. Điều đó càng trở nên trầm trọng hoặc được cải thiện do nệm của bạn.

Dấu hiệu nệm mới khiến bạn đau lưng

Nếu bạn thường xuyên thức dậy với cảm giác khó chịu và cơn đau lưng giảm dần trong ngày, nệm rất có thể là nguyên nhân chính. Thêm vào đó, kể từ khi mua nệm mới, bạn có thể thấy việc nằm thoải mái ngày càng khó khăn hoặc chứng đau lưng càng lúc càng trầm trọng. Đặc biệt, nếu bạn có thể xác định khoảng thời gian mắc các triệu chứng có trùng với ngày mua nệm hay không, thủ phạm sẽ càng rõ ràng.

Buổi sáng bắt đầu bằng cơn đau lưng và cứng khớp 

Nếu bạn thức dậy với cảm giác đau nhức, cứng lại ở lưng và dần biến mất trong ngày, nệm mới của bạn rất có thể là lý do. Cơn đau không chỉ giới hạn ở lưng, mà còn có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Một số triệu chứng bổ sung cho thấy nệm có vấn đề gồm:

  • Đau cổ, vai và hông do liên kết kém
  • Cứng khớp nếu nệm không hỗ trợ các tư thế ngủ trung tính
  • Tê và ngứa ran do tuần hoàn kém

Cơn đau vượt quá thời gian 1 tháng điều chỉnh của nệm mới

Những triệu chứng này khác nhau tùy vào tư thế ngủ. Các dáng nằm khác nhau có xu hướng phù hợp với các độ cứng đệm khác nhau. Dưới đây là độ cứng lý tưởng của nệm dựa trên tư thế ngủ:

Tư thế nằm ngửa: Nệm cứng vừa

Nệm trung bình đến cứng giúp duy trì liên kết cột sống và hỗ trợ đường cong tự nhiên cho lưng dưới. Nệm memory foam, nệm cao su hoặc nệm đa tầng có độ cứng cân bằng có thể là lựa chọn tốt cho người nằm ngửa.

Tư thế nghiêng: Nệm mềm vừa

Người nằm nghiêng cần một tấm nệm giảm áp lực tốt, đặc biệt ở vai và hông. Một tấm nệm mềm hơn với lớp êm ái phù hợp, chẳng hạn như memory foam hoặc cao su, sẽ ôm sát các đường cong cơ thể và giảm thiểu áp lực.

Tư thế nằm sấp: Nệm cứng

Những người nằm sấp thường cần một tấm nệm cứng hơn để tránh phần giữa của họ bị lún quá sâu, có thể gây ra đường cong không tự nhiên ở cột sống. Nệm lò xo hoặc nệm đa tầng có cảm giác chắc chắn hơn thường là lựa chọn tốt.

Chất lượng giấc ngủ của bạn đang bị ảnh hưởng

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy bản thân ngủ không yên, chất lượng giấc ngủ giảm, đó có thể là do nệm gây khó chịu về mặt thể chất. Một số triệu chứng do chất lượng giấc ngủ kém bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng và tăng cảm giác khó chịu
  • Khó tập trung
  • Suy giảm trí nhớ

Mặc dù cơn đau nhức và cứng khớp có thể xảy ra do nệm không hỗ trợ đầy đủ, nhưng chức năng nhận thức sẽ bị ảnh hưởng khi chất lượng giấc ngủ giảm sút. Bộ não của bạn cần ngủ sâu giấc để thực hiện công việc của mình. Vì vậy, đã đến lúc thay nệm nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn

Nếu bạn đau lưng ở mức độ nào đó và nhận thấy tình trạng dần trở nên trầm trọng hơn sau khi nằm nệm mới, đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất. Một chiếc nệm tốt sẽ không làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có ở lưng, mà thay vào đó còn giúp giảm đau.

Ngoài tình trạng đau lưng, nếu bạn cảm thấy cứng khớp, đau dai dẳng và dữ dội, đồng thời lan sang các phần cơ thể khác, đã đến lúc bạn nên thay nệm khác để tình trạng không trở nên tồi tệ hơn.

Bạn đã sử dụng hơn 1 tháng

Cơ thể thường mất một khoảng thời gian điều chỉnh để làm quen với nệm mới. Nhìn chung, bạn sẽ bắt đầu thích nghi trong vòng 1 tháng. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau, cứng và nhức sau khoảng thời gian này, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa thể thích nghi với nệm.  

Do đó, trong vòng 1 tháng bạn vẫn chưa thể ngủ ngon, tấm nệm đó hoàn toàn không thích hợp với bạn.

  • Khó ngủ khiến bạn không cảm thấy khó ngủ
  • Tăng cường lật và xoay vì nệm của bạn có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ
  • Chất lượng giấc ngủ kém hơn do giấc ngủ bị gián đoạn

Tại sao nệm mới lại gây đau lưng?

Nệm mới có thể không phù hợp với bạn do nhiều lý do. Nệm phải hỗ trợ các đường nét tự nhiên của cơ thể, hỗ trợ được nhiều tư thế ngủ. Thêm vào đó, khoảng thời gian làm quen với nệm có thể buộc bạn phải thay đổi tư thế nằm để thoải mái hơn. Chính điều này đã gây ra chứng đau lưng tạm thời.

Nệm không đủ hỗ trợ

Nệm của bạn phải đảm bảo liên kết cột sống, hỗ trợ cạnh, thậm chí phân bổ trọng lượng phù hợp với cơ thể và sở thích ngủ. Nếu bạn không cảm nhận được một trong những tiện ích kể trên, đó có lẽ không phải lựa chọn phù hợp.

  • Căn chỉnh cột sống: Nệm phải phù hợp với đường cong tự nhiên của cơ thể, không khiến cột sống bị cong, xoắn ở những vị trí không tự nhiên. Điều này có nghĩa là nó cần phải đủ nhạy để đáp ứng các tư thế ngủ khác nhau trong khi vẫn giữ cho cột sống thẳng hàng.
  • Hỗ trợ cạnh: Đây là phần hỗ trợ dọc theo các cạnh nệm và xác định mức độ phù hợp với những người ngủ gần mép nệm. Nó đem tới cảm giác nâng đỡ như phần trung tâm, giúp bạn không bị lăn ra ngoài và giúp bạn dễ dàng ra vào giường.
  • Phân bổ trọng lượng đều: Một tấm nệm hỗ trợ sẽ phân bổ đều trọng lượng của người ngủ trên giường. Điều này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông tốt hơn cho chân tay.

Đệm và khung giường không phù hợp

Khung giường hay bất kỳ nền tảng nâng đỡ khác, nằm dưới tấm nệm và giúp nó nâng đỡ, nâng cao cũng như phân bổ trọng lượng. Không phải tất cả các loại giường đều được tạo ra như nhau, và bạn đang sử dụng sai nền tảng cho nệm của mình. Một số nền tảng nâng đỡ thích hợp với từng loại nệm gồm:

Divan

Nền tảng này được làm từ gỗ hoặc kim loại, chứa các cuộn lò xo túi.  

Loại nệm tương thích: Lò xo

Giường nền

Chúng được làm từ gỗ và kim loại, cung cấp giá đỡ bằng phẳng. Đây là nền tảng tương thích với nhiều loại nệm.

Loại nệm tương thích: Lò xo, memory foam, cao su và đa tầng.

Giường dát thanh

Chúng được làm từ gỗ hoặc kim loại, bao gồm các thanh (tấm gỗ/ kim loại phẳng hẹp) được đặt theo ngang trên khung để tạo thành dát giường. Nếu các thanh quá xa nhau, nệm có thể bắt đầu chảy xệ hoặc lún xuống ở những khu vực thiếu hỗ trợ. Trọng lượng phân bố thiếu đồng đều không chỉ làm hỏng nệm; mà còn tạo cảm giác khó chịu hoặc đau lưng do cột sống không được căn chỉnh đúng cách.

Loại nệm tương thích: Lò xo, memory foam, cao su và đa tầng

Giường tùy chỉnh

Đây là loại giường cơ giới điều chỉnh bằng điều khiển từ xa. Những cá nhân gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược axit hoặc tuần hoàn kém thường ưu tiên lựa chọn này.

Loại nệm tương thích: Lò xo, memory foam, cao su và đa tầng

Cho dù do các cuộn lò xo xuyên qua lớp vải hao mòn hay các thanh giường cách nhau quá xa, mọi nền tảng nâng đỡ đều có thể ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ của nệm. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ xem bạn có đang sử dụng đúng loại giường không.

Nệm kém chất lượng

Bạn có thể xác định chất lượng nệm của mình bằng khả năng hỗ trợ, sự thoải mái, độ bền và chất liệu của nó. Nếu nệm của bạn có bất kỳ đặc điểm nào dưới đây, nó có thể góp phần gây ra chứng đau lưng của bạn:

  • Độ bền: Nệm hao mòn có thể dẫn đến hiện tượng võng và lõm. Bề mặt không bằng phẳng có thể gây đau nhức và cứng khớp theo thời gian.
  • Vật liệu: Các chất liệu cấp thấp, như foam mật độ thấp, dễ phân hủy hơn. Khi foam bị phân hủy, độ thoáng khí cũng giảm, làm tăng khả năng nóng bức khi ngủ.
  • Sự thoải mái: Nệm mới không thể hỗ trợ đầy đủ cho tư thế ngủ và bạn phải trằn trọc suốt đêm để đi tìm sự thoải mái. Khi đó, áp lực không được giải tỏa có thể làm tăng các điểm căng thẳng trong cơ thể, dẫn đến cứng khớp.

Cách sửa nệm gây đau lưng

Bây giờ bạn đã biết về các dấu hiệu và lý do tại sao tấm nệm mới góp phần gây đau lưng, đau nhức và cứng khớp. Đã đến lúc xem xét các giải pháp. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mình, bạn có thể cần đầu tư vào một tấm nệm hoặc khung mới hoặc dựa vào những phụ kiện bổ sung cho nệm như gối và tấm lót.

Hãy cùng tham khảo một số giải pháp dưới đây.

Đầu tư vào một chiếc nệm chất lượng cao

Có rất nhiều loại nệm chất lượng cao để lựa chọn cho người muốn giảm đau lưng. 4 loại nệm cần xem xét gồm:

Đa tầng: Loại nệm này bao gồm 2 hoặc nhiều vật liệu như lò xo, foam, cao su... Sự kết hợp này nhằm đem tới sự hỗ trợ cân bằng cùng độ thoáng khí.

Cao su tự nhiên: Những tấm nệm này thường làm từ mủ cây cao su. Chúng có nhiều độ cứng khác nhau, tùy thuộc vào đó là cao su tự nhiên toàn phần hay một phần. Những tấm nệm này được biết đến với độ bền cao, thậm chí nhiều chiếc bền chắc đến 20 năm hoặc hơn.

Memory foam: Những tấm nệm này sở hữu độ êm ái cao, phản ứng chậm dưới áp lực. Bề mặt nệm ôm sát đường cong cơ thể với nhiều mật độ khác nhau.

Lò xo: Loại nệm truyền thống này sử dụng các cuộn lò xo bọc hoặc không bọc trong túi vải. Nệm thoáng khí tốt, không khiến người nằm chìm sâu như memory foam.

Loại nệm

Chi tiết

Ưu điểm

Cân nhắc

Đa tầng

- Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau

- Thường bao gồm các cuộn lò xo, cùng foam hoặc cao su

- Hỗ trợ cân bằng và thoải mái

- Cách ly chuyển động

- Điều hòa nhiệt độ

- Độ bền cao

- Giá cả cao hơn do thiết kế phức tạp

- Thường nặng hơn các loại nệm khác

Cao su

 

- Sử dụng cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp

- Có nhiều độ cứng khác nhau

- Độ bền cao

- Cách ly chuyển động

- Cao su tự nhiên có giá cả khá cao

- Thường nặng hơn các loại nệm khác

- Mùi cao su hắc lúc đầu, mất dần theo thời gian

Memory foam

- Làm từ chất liệu tổng hợp

- Ôm sát đường nét tự nhiên của cơ thể

- Có nhiều độ dày và mật độ khác nhau

- Giải tỏa áp lực

- Cách ly chuyển động

- Chống dị ứng

 

- Ít thoáng khí hơn các loại nệm khác

- Cảm giác chìm có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu

Lò xo

- Lò xo có thể bọc hoặc không bọc túi vải

- Bề mặt bật nảy và phản ứng nhanh

- Điều hòa nhiệt độ

- Giá cả phải chăng nhất

- Cách ly chuyển động ít hơn

- Kém bền hơn

- Ít nương theo đường cong hơn

Sử dụng topper 

Topper là những lớp đệm độc lập mà bạn có thể trải trên nệm hoặc dùng cho bất kỳ mặt phẳng nào. Chúng tạo thêm sự thoải mái thông qua lớp đệm bổ sung, giảm điểm áp lực cho cơ thể. Chúng đặc biệt hữu ích trong việc giúp nệm cứng mềm hơn.

Topper có nhiều kích cỡ, độ dày, mật độ và độ cứng khác nhau. Bạn cũng nên xem xét chất liệu tùy theo mục tiêu giấc ngủ. Một tấm topper chất lượng sở hữu nhiều ưu điểm, như giảm điểm áp lực, hỗ trợ lưng và chân tay, cân bằng nhiệt độ, cùng một số lợi ích khác.

Memory foam: Chất liệu này mang tới cảm giác thoải mái khi ôm sát cơ thể và giảm áp lực - lý tưởng cho người gặp vấn đề về điểm áp lực hoặc đau nhức cơ thể.

Cao su: Chất liệu này vừa thoải mái vừa hỗ trợ đầy đủ. Cao su tự nhiên bền và không gây dị ứng.

Gel foam: Loại vật liệu này có đặc tính làm mát giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong khi ngủ.

Cân nhắc nâng cấp với giường tự điều chỉnh

Loại giường thông minh này thường đi kèm với cấu tạo cơ giới, bạn có thể sử dụng điều khiển từ xa để điều chỉnh vị trí và góc độ giường. Bạn có thể điều chỉnh các vùng nhạy cảm hỗ trợ đầu, chân và lưng.

Giường tự điều chỉnh có thể tích hợp với hầu hết loại nệm, trừ lò xo. Chúng mang lại vô số lợi ích nhưng đặc biệt cần thiết cho:

  • Người bị ngưng thở khi ngủ, trào ngược axit hoặc đau lưng
  • Người cao tuổi
  • Bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi

Bổ sung gối để được hỗ trợ thêm

Trong một vài tình huống, hỗ trợ thêm là điều cần thiết để tạo nên cảm giác thoải mái khác biệt. Bạn có thể bổ sung thêm gối để cảm thấy dễ chịu hơn, giảm đau lưng.

Một cách hữu ích để dùng gối là đặt theo tư thế ngủ. Cùng xem một số vị trí phù hợp dưới đây:

  • Tư thế nằm ngửa: Đặt gối sau đầu gối và dưới cánh tay để điều chỉnh đầu cổ phù hợp.
  • Tư thế nằm nghiêng: Đặt gối giữa đầu gối và dưới cánh tay để giảm áp lực lên lưng dưới.
  • Tư thế nằm sấp: Đặt gối mỏng dưới bụng để giảm căng thẳng cho lưng dưới và giữ cột sống thẳng hàng.
  • Hay thay đổi tư thế: Dùng gối ôm khi nằm nghiêng, hoặc đặt dưới đầu gối để hỗ trợ cột sống.

Câu hỏi thường gặp

Bạn thường có kỳ vọng cao với chiếc nệm mới, nhưng nguy cơ chọn sai loại vẫn luôn tồn tại. Quá trình mua nệm cần cân nhắc rất nhiều, từ loại, độ cứng cho đến việc có phù hợp với tư thế ngủ không. Thật khó để biết liệu đây có phải sản phẩm cho bạn không. Vì vậy. cùng tham khảo một số câu hỏi thường gặp về chứng đau lưng khi dùng nệm mới.

Đau lưng khi nằm nệm mới có bình thường không?

Việc cảm thấy khó chịu như đau nhức nhẹ trong thời gian ngắn là điều bình thường, nhưng nếu cơn đau này kéo dài hơn một tháng thì đó là dấu hiệu của vấn đề về nệm. Một số điều bạn có thể kiểm tra để xác định nguồn gốc gây đau lưng bao gồm:

  • Loại nệm: Kiểm tra xem loại nệm của bạn có phù hợp với khung giường không.
  • Độ cứng: Xác định xem độ cứng nệm có phù hợp với mức độ thoải mái bạn mong muốn không.
  • Chất liệu: Kiểm tra xem chất lượng vật liệu có che giấu những cuộn lò xo kim loại khó chịu không.

Cơ thể mất bao lâu để thích nghi với nệm mới?

Thông thường cơ thể phải mất 1 tháng để làm quen với nệm mới. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi theo một số yếu tố như:

  • Thích ứng với cơ thể: Nếu nệm mới rất khác so với nệm trước, bạn sẽ cần thêm thời gian để thích ứng với nệm mới.
  • Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe như ngưng thở khi ngủ hoặc cứng khớp, việc điều chỉnh có thể tốn nhiều thời gian hơn. Giai đoạn làm quen sẽ càng kéo dài nếu nệm không được thiết kế cho thể trạng của bạn.

Nệm quá cứng có gây đau lưng không?

Đúng vậy, nệm quá cứng có thể gây đau lưng, thậm chí làm trầm trọng thêm cơn đau hiện tại. Mặc dù độ cứng nệm thuộc về sở thích cá nhân, nhưng có nó vẫn có thể khiến tình trạng đau lưng xảy ra hoặc trầm trọng hơn.

  • Thiếu khả năng giảm áp lực: Một tấm nệm quá cứng có thể không hỗ trợ đầy đủ cho người nằm nghiêng do hông và vai không đủ êm ái.
  • Điều chỉnh cột sống: Nệm quá cứng có thể không phù hợp với độ cong tự nhiên của cột sống.

Kết luận

Một tấm nệm mới là sự đầu tư lâu dài cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của người nằm. Khi nhận thấy nệm mới không đáp ứng mong đợi, bạn có thể cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Do đó, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ra quyết định để luôn cảm thấy tự tin. Hãy tìm đến Sông Hồng để tìm ra chiếc nệm hoàn hảo cho bạn và giảm đau lưng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thể dễ dàng tẩy vết ố mốc trên chăn ga gối đệm nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời biết các đễ hạn chế tình trạng này. Nếu có nhu cầu mua chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng với mức giá tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay Hotline hoặc ghé cửa hàng songhonghanoi.vn gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Tại sao nệm mới gây đau lưng? Nguyên nhân và cách khắc phục

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Bí kíp tẩy vết mốc chăn ga gối đệm đơn giản mà cực hiệu quả
Bí kíp tẩy vết mốc chăn ga gối đệm đơn giản mà cực hiệu quả
01-02-2024, 4:19 pm     41
Những mẹo tẩy vết mốc chăn ga gối đệm mà songhonghanoi.vn gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay vết mốc hiệu quả để giữ chúng luôn sạch sẽ như mới.
2 người lớn có ngủ được trên đệm 1m4x1m9 không?
2 người lớn có ngủ được trên đệm 1m4x1m9 không?
25-11-2023, 5:23 pm     71
Khi nằm chung giường, không gian ngủ có thể trở thành vấn đề tranh cãi. Đệm 1m4x1m9 là lựa chọn phổ biến cho cặp đôi có phòng nhỏ hoặc ngân sách eo hẹp.
Nệm bị ẩm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Nệm bị ẩm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
15-04-2023, 10:14 am     521
Bất cứ khi nào người ta nói về cách bảo nệm, vấn đề độ ẩm chắc chắn sẽ xuất hiện. Đâu là cách xử lý nệm bị ẩm hiệu quả nhất?
messenger