Giặt chăn ga gối và thay mới sau thời gian một thời gian sử dụng là cách thức đơn giản để bảo vệ sức khỏe. Bạn đã có đang duy trì thói quen này không?
Có những người quen với việc giặt quần áo hằng ngày. Thậm chí giặt luôn khi vừa thay ra mà không cần đợi đến khi không có gì để mặc.
Chúng ta cũng có thể lau sạch bàn bếp khi rửa bát đĩa xong ngay cả khi không có nhu cầu sử dụng chúng vào ngày mai.
Và hầu hết chúng ta sẽ quét nhà từ lúc không có sự hiện diện quá rõ rệt của những vết bụi bẩn.
Tuy nhiên, sau một ngày dài như vậy, mọi người rất dễ lăn ra giường và chìm vào giấc ngủ mà không để ý đến những tấm ga trải giường hay chăn gối của mình.
Nói chung, giặt chăn ga gối thường không phải là công việc yêu thích của nhiều người. Họ phải đợi đến lúc chúng bốc mùi thì mới suy nghĩ xem nên sắp xếp giặt như thế nào. Số ít thì cũng quên béng mất cho đến khi chăn ga gối không thể ngửi được.
Còn bạn, bao lâu rồi bạn chưa thay giặt chăn ga gối của mình?
Giặt chăn ga gối nên là một thói quen thường xuyên nếu bạn muốn có một giấc ngủ chất lượng.
Đừng chạy theo những lời bào chữa như Tôi không có thời gian, Tôi chỉ có một chiếc máy giặt và tôi nên ưu tiên quần áo hoặc Tôi đang thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng ít nước hơn…
Ban chỉ đang cố chứng minh mình là người lười biếng và thực sự bẩn thôi. Đừng giận hay cảm thấy tôi đang nói quá, một vài tác hại và các con số dưới đây từ chăn ga gối bẩn sẽ làm bạn bất ngờ:
Các chuyên gia ước tính rằng mỗi đêm bạn thải ra khoảng gần 15 triệu tế bào chết. Nhưng chúng không chỉ chất đống trên chăn ga gối của bạn đâu. Bởi vì có một thứ khác đã đang đợi để gặm nhấm chúng - đó chính là vi khuẩn, mạt bụi.
Và bạn càng quên giặt chăn ga gối thì những sinh vật này càng có nhiều thức ăn. Không phải là một nhà sinh học bạn cũng có thể hiểu tốc độ sinh trưởng và sinh sản của chúng sau đó thế nào.
Tiến sĩ Lisa Ackerley - một chuyên gia về vệ sinh gia đình ở Mỹ đã gây kinh ngạc khi báo cáo kết quả nghiên cứu của ông. Theo đó, nếu 2 năm bạn không thay / giặt gối thì 10% trọng lượng của chúng được tạo thành tế bào chết, mạt bụi và phân của bọn vi sinh vật.
Chưa hết, một nghiên cứu khác của ông đã chỉ ra rằng vỏ gối và ga trải giường bẩn có lượng vi khuẩn nhiều hơn tới 39 lần so với bát đựng thức ăn cho vật nuôi.
Thậm chí, nó còn lớn hơn rất nhiều so với bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Xin lỗi nếu làm bạn kinh hãi hoặc kinh tởm. Tuy nhiên, đó là sự thật.
Một trong đó có cả Staphylococcus aureus - loại vi khuẩn tụ cầu có thể gây chết người.
Với một số loại sản phẩm có khả năng kháng khuẩn như Ga gối Sông Hồng thì những số này có thể thấp hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi chăn ga gối có khả năng tự loại trừ vi khuẩn thì cũng không thể sạch mãi mãi nếu bạn cứ lười giặt.
[Products:1087,983]
Với chăn ga gối bẩn, bạn không chỉ ngủ cùng mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn mà còn có cả một đàn rệp. Loại côn trùng hút máu này đang trú ngụ một cách “miễn phí” dưới sự cho phép của bạn.
Hàng đêm, rệp sẽ thực hiện những cú cắn hút máu chúng ta để lớn lên và sinh trưởng. Tai hại thay, bọn sinh vật tám chân này mặc dù dễ nhìn thấy bằng mắt nhưng khó tiêu diệt triệt để nếu điều kiện môi trường tốt cho sự phát triển của nó.
Nói một cách khác, dù bạn có thể bắt sạch chúng nhưng chỉ sau đó vài tuần, vài tháng bạn không giặt chăn ga gối thì chúng sẽ lại xuất hiện. Trên giường chưa đủ, chúng thậm chí còn lan sang các nội thất khác và có thể sang cả nhà hàng xóm.
Những vết cắn của rệp thường sinh ra hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc xuất hiện các mụn chứa nước gây khó chịu.
Không chỉ có mạt bụi, nấm cũng thích tham gia vào các “bữa tiệc” trên chăn ga gối bẩn. Nếu bạn không bao giờ giặt gối của mình từ khi mua về đến giờ thì một cộng đồng nấm đã có thể đang ở trên đó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một chiếc gối thông thường có thể tích tụ tới 16 loại nấm khác nhau với hàng triệu bào từ nấm. Một loại phổ biến nhất trong số đó là Aspergillus fumigatus - loại nấm gây nguy hiểm tới tính mạng bằng các phản ứng trên phổi của bạn.
Đương nhiên rồi, bạn cũng có thể bị ngứa hoặc mẩn đỏ vì nấm mốc. Nặng hơn, bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến mũi và đường hô hấp như viêm mũi, hen suyễn, viêm hô hấp mãn tính...
Ngoài ra, nếu bạn hoặc người nhà bị bệnh nấm bàn chân thì đáng buồn là loại nấm này cực kỳ thích ẩn nấp trong chăn gối.
Chúng thậm chí không chết với nước thông thường và còn có nguy cơ lây lan sang đồ vật khác. Vì vậy, thật kinh khủng nếu ngày ngày chúng càng nhiều hơn trên giường của bạn.
Thông thường, một bộ chăn ga gối bẩn sẽ bốc mùi hôi sau 3-4 tuần. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải đợi đến khi chúng phát mùi thì bạn mới thay giặt.
Mùi hôi là một dấu hiệu thông báo chăn ga gối của bạn đã thực sự rất bẩn rồi. Mùi hôi đến từ cơ thể chúng ta, từ không khí và từ những quần thể vi sinh vật đang trú ngụ trên giường. Khi bụi bẩn tích tụ quá nhiều thì sẽ tạo ra mùi.
Và tất nhiên rồi, bạn chẳng thể ngủ ngon với một “hương vị” nồng nồng ngái ngái, ẩm thấp và hôi hám. Thậm chí chỉ lại gần đã muốn hắt xì hơi chứ chẳng cần nằm xuống.
Nhưng đừng quá lo lắng! Tất cả những vấn đề này sẽ được hạn chế tối đa bằng cách thay giặt chăn ga gối định kỳ.
Hầu hết các chuyên gia đều khuyên ban nên giặt chăn ga gối hàng tuần. Nhưng bạn cũng có thể giặt chúng 2 tuần 1 lần nếu không ngủ hàng đêm tại nhà.
Thêm một mẹo nhỏ nữa là hãy ưu tiên chọn mua những sản phẩm được trang bị khả năng kháng khuẩn trên từng sợi vải. Ví dụ như dòng chăn ga gối Sông Hồng.
Với công nghệ xử lý sinh học tiên tiến, sợi vải của chăn ga gối Sông Hồng đều được phun ion bạc để có khả năng tự loại trừ bụi bẩn và nấm mốc. Vì thế, khi kết hợp với việc giặt giũ đúng cách, sức khỏe của bạn có thể được đảm bảo tối đa.
[Products:1133,1129]
Bạn có bao giờ nghĩ đến việc thay mới gối của mình không? - “Không quá thường xuyên” là câu trả lời của hầu hết mọi người. Nhất là khi họ cảm thấy chúng vẫn sử dụng tốt và không muốn lãng phí thêm tiền.
Đó là một sai lầm! Bạn nên vứt bỏ chúng sau 1-2 năm. Ngay cả khi vỏ gối được giặt thường xuyên và gối được giặt sau vài tháng thì chúng vẫn là ổ chứa vi khuẩn nguy hại.
Chưa kể đến việc, theo thời gian chất liệu trong gối bị lão hóa gây đau nhức khi nằm và những phản ứng tiêu cực cho hệ hô hấp.
Giặt chăn ga gối thường xuyên giúp bạn hạn chế được tình trạng tích tụ vi khuẩn và mùi hôi nhưng không làm chúng bền mãi với bạn được.
Không giặt thì vi sinh vật làm sẽ ăn mòn sợi vải nhưng giặt thường xuyên thì rõ ràng các hóa chất tẩy rửa cũng có thể làm hỏng cấu trúc của ga giường. Những dấu hiệu lão hóa của một chiếc ga giường khá rõ. Nó có thể là những vết ố, vết sờn hoặc hoa văn bị mờ.
Chăn không chịu tác động thường xuyên như ga giường và gối. Thay vào đó chúng chỉ dùng để đắp lên người nên có tuổi thọ cao hơn.
Nếu bạn giặt theo định kỳ 1 - 2 lần / 1 mùa thì chăn có thể thay mới sau 5 - 10 năm. Tuy nhiên, nếu bạn mua hàng giá rẻ thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn, lý do là sự phân hủy của chất liệu có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn và các chất gây dị ứng là giặt chăn ga gối với nước nóng. Nước càng nóng thì càng sạch được nhiều loại vi sinh vật và nấm mốc hơn.
Tuy nhiên, bạn nên xem xét đến chất liệu của chăn ga gối. Một số dòng vải không thích hợp với cách thức giặt giũ này.
Giặt chăn ga gối riêng theo chất liệu có thể tốn thời gian hơn tuy nhiên tăng hiệu quả làm sạch hơn. Về cơ bản, mỗi loại vải sẽ có cách thức làm sạch khác nhau. Do vậy, để chăn ga gối vừa sạch sẽ lại vừa bền đẹp thì bạn phải lưu ý đến điều này.
Ngoài ra, chăn ga gối cũng nên được phân màu trước khi cho vào máy để tránh hiện tượng lan màu gây mất thẩm mỹ.
Nếu chất liệu chăn ga gối của bạn chịu được nhiệt thì hãy cứ phơi chúng dưới ánh nắng để làm khô. Ánh nắng mặt trời là một chất chống vi khuẩn tự nhiên và nó cũng có tác dụng diệt những mầm rệp.
Một mẹo nữa là ủi (là) chăn ga gối của bạn sau khi giặt. Một lần nữa, nhiệt độ sẽ làm chúng sạch sẽ hơn.
Giặt chăn ga gối thông thường có thể không tạo được mùi thơm như bạn mong muốn. Vì thế, bạn có thể nhỏ thêm 15-20 giọt tinh dầu trong bước xả cuối hoặc trong khi sấy.
Tinh dầu thơm có khả năng giúp hệ thần kinh thư giãn và giúp bạn dễ vào giấc hơn, ngủ sâu hơn. Ngoài ra, chúng cũng tạo cảm giác sạch sẽ hơn cho chăn ga gối.
Nệm bẩn cũng có là nguyên nhân khiến chăn ga gối không được sạch sẽ. Do vậy nếu thay giặt chăn ga gối thường xuyên mà quên mất việc giặt nệm hoặc hút bụi nệm thì cũng vẫn bẩn như không giặt.
Giặt nệm có thể phức tạp hơn vì chúng cồng kềnh và phải tuân theo nhiều nguyên tắc. Tuy nhiên, đừng lo, chúng tôi có thể giúp bạn. Nếu không thể giặt hoặc không biết cách vệ sinh nệm, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm ngay tại nhà.
[Products:370,869]
Giữa các lần giặt, bạn có thể giữ cho chăn ga gối của mình sạch sẽ bằng cách:
Ngay cả khi bạn là người bận rộn, thậm chí chủ nhật vẫn phải đi làm thì cũng đừng lười biếng trong việc giặt chăn ga gối. Hãy suy nghĩ xem một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để tiếp xúc trực tiếp với chăn ga gối. Tại sao bạn thay giặt quần áo hàng ngày còn chăn ga gối thì lại bị lãng quên?
Còn nếu đang có nhu cầu thay chăn ga gối đệm mới thì đừng quên ghé qua hệ thống cửa hàng của chúng tôi để chọn lựa và trải nghiệm trực tiếp. Songhonghanoi.vn cam kết luôn đem đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất, chính hãng đến với người tiêu dùng.
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.